Điểm mặt loạt dự án bất động sản ở Bình Thuận sai phạm bị “tuýt còi“

(Kiến Thức) - Hàng loạt các dự án bất động sản ở Bình Thuận bị Sở Xây dựng tỉnh này “tuýt còi” vì nhiều sai phạm. 

Theo Sở Xây dựng Bình Thuận, tính đến đầu tháng 9/2019, trên địa bàn có 70 dự án kinh doanh bất động sản được chấp thuận đầu tư, trong đó có 32 dự án khu dân cư, khu đô thị và 38 dự án du lịch nghỉ dưỡng có kết hợp kinh doanh bất động sản.

Theo dõi hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn, Sở nhận thấy hiện đa số các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị và du lịch nghỉ dưỡng có kết hợp kinh doanh bất động sản đều đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục đầu tư, chưa xây dựng công trình.

Tuy nhiên, các chủ đầu tư, đơn vị phân phối đã huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai khi chưa đủ điều kiện; chưa thực hiện bảo lãnh huy động vốn theo quy định; quảng cáo sản phẩm trong dự án chưa đúng với quy hoạch xây dựng; việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động chưa công khai minh bạch, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, chính xác…

Qua thanh tra, chủ đầu tư các dự án đã có nhiều vi phạm. Đơn cử, dự án Khu liên hợp Hồ Điều hòa, chỉnh trang đô thị và dịch vụ thương mại Hưng Long, do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Huy Hoàng làm chủ đầu tư, hiện dự án này chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư, chưa đền bù giải phóng mặt bằng, không có hồ sơ giao đất … Đến nay, dự án đã chậm tiến độ so với quy định.

Khu dân cư cầu Sông Luỹ (huyện Tuy Phong) do Công ty TNHH Xây lắp Hoàng Vũ làm chủ đầu tư, thời điểm kiểm tra dự án chưa xây dựng, chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, chưa có hồ sơ giao đất… Tiến độ dự án bị chậm so với quyết định chủ trương đầu tư.

Diem mat loat du an bat dong san o Binh Thuan sai pham bi
Một trong những dự án bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận “tuýt còi”

Quá trình thanh tra dự án Khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam), điều trớ trêu là đoàn thanh tra không liên lạc được với Công ty TNHH Đào tạo nghề đầu tư phát triển bất động sản đo đạc xây dựng Ngân Hà, chủ đầu tư dự án. Do đó, đoàn thanh tra chưa thể kiểm tra hồ sơ và thực tế dự án, trong năm 2020 sẽ tiếp tục thanh tra.

Tại dự án khu dân cư Tiến Lợi, do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Toàn Thịnh làm chủ đầu tư, thời điểm thanh tra, chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục điều chỉnh hồ sơ giao đất, xin giấy phép xây dựng.

Dự án đã được xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, đường giao thông và văn phòng làm việc trên phần diện tích đất đã đền bù (5,6 ha) nhưng chưa có giấy phép xây dựng.

Dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư, cũng tồn tại nhiều vấn đề.

Tại thực địa, dự án đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án 14/27ha và tuyến kè bảo vệ bờ biển. Hiện chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, chưa lập hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu tư.

Trong quá trình thực hiện, dự án chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Đơn vị liên kết với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Đất Biển Vàng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản nhưng không thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định.

Ngoài ra, hàng loạt dự án khác như: Dự án Khu dân cư Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ Hàm Thắng – Hàm Liêm giai đoạn 1 (huyện Hàm Thuận Bắc) của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư; dự án Sentosa Villa (TP. Phan Thiết) của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn; chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ các quy định về xây dựng, kinh doanh bât động sản và phòng, chống rửa tiền…

Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cán bộ sai phạm

(Kiến Thức) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngày 26/6, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, TP.HCM. Qua đó, TTCP đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này. 

Chủ tịch TP HCM chưa nhận được Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm

(Kiến Thức) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết chưa nhận được kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm tại dự án khu đô thị Thủ Thiêm, sau khi nhận được kết luận thanh tra, UBND TP.HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo.

Thông tin này được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí bên lề đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP HCM lần XI (sáng nay 27/6).
Theo đó, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí về kết luận thanh tra về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, về văn bản kết luận vụ Thủ Thiêm theo đường chính thống từ Thanh tra Chính phủ thì chưa được chuyển đến UBND TP HCM.
Ông dự kiến, thứ 2 tuần sau UBND TP HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo. Ông khẳng định UBND TP HCM đang lập kế hoạch thực hiện những đầu việc liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Chu tich TP HCM chua nhan duoc Ket luan thanh tra vu Thu Thiem
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. 
Về quyền lợi của người dân khiếu kiện Thủ Thiêm, không được nhắc đến trong kết luận thanh tra, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết vấn đề này đã có trong Thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, chiều 26/6, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hàng loạt khuyết điểm, sai phạm đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện dự án này.
Cụ thể, Thường trực Thành ủy, UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 1 m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 26 triệu đồng/m2. Trong khi giá ban đầu các sở, ngành đề xuất là gấp đôi con số này.
Toàn bộ hơn 220 ha quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có được từ nguồn vốn ngân sách nhưng TP đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư không qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.
Trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Ban quản lý KĐTM Thủ Thiêm.
Kết luận thanh tra cũng khẳng định, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương chỉ định giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh là nhà đầu tư dự án bốn tuyến đường chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng chưa đánh giá kinh nghiệm, năng lực tài chính của nhà đầu tư… là chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
UBND TP đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là hơn 12.000 tỉ đồng cho việc xây dựng bốn tuyến đường khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan. Qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.
Từ đó tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giao cho Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán xem xét gần 4.000 tỉ đồng chênh lệch giảm giữa các quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho dự án BT bốn tuyến đường chính thiếu căn cứ; hơn 1.700 tỉ đồng các khoản do phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án BT tăng sai và hơn 25 tỉ đồng chi phí không đủ điều kiện quyết toán vào dự án của Công ty Đại Quang Minh.
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến 30-9-2018 là hơn 26.315 tỉ đồng; sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này trên 4.286 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.

Trong kết luận nêu, giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết quả và Kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin mới