Điểm mặt những ngân hàng đi lùi lợi nhuận 9 tháng

(Vietnamdaily) - 9 tháng đầu năm 2020, có tới 9 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đi lùi trong tổng số 25 nhà băng đã công bố báo cáo tài chính.

Trong nhóm này có "ông lớn" Vietcombank khi sụt gần 10% về mức 12.779 tỷ đồng. Vietcombank cũng là nhà băng tăng trích lập dự phòng trong 9 tháng tới 25% lên mức 6.033 tỷ đồng.

Còn ngân hàng suy giảm lãi ròng mạnh nhất trong nhóm này là SCB với gần 62% xuống còn 80 tỷ đồng dù nhà băng này đã giảm mạnh trích lập dự phòng tới 41% xuống còn 1.963 tỷ đồng.

Kế đến là Kiên Long Bank với mức giảm 38% xuống 116 tỷ đồng lãi ròng. Hay Saigonbank với 146 tỷ đồng nhưng lại giảm 26% so cùng kỳ. 

Còn những cái tên khác cũng đi lùi lợi nhuận như BacABank (-19%), VietBank (-13,5%), Sacombank (-4%), ABBank  (-3%) và Eximbank (-1%).

BIDV cũng là nhà băng ghi nhận lợi nhuận đi ngang trong 9 tháng qua, ở mức 5.501 tỷ đồng.

Diem mat nhung ngan hang di lui loi nhuan 9 thang
 

Ở chiều ngược lại, SeABank và MSB là hai nhà băng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 9 tháng mạnh nhất từ 53-65% khi lần lượt đạt 887 tỷ và 1.328 tỷ.

Trong khi 2 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh là Vietcombank và BIDV ở thế đi lùi và không tăng trưởng thì đổi lại VietinBank lại ghi nhận mức tăng lợi nhuận tới 22% lên 8.323 tỷ đồng.

Còn Techcombank cũng vượt cả lợi nhuận của VietinBank khi đạt 8.372 tỷ, tăng gần 91% so cùng kỳ.

Xét về giá trị tuyệt đối, Vietcombank vẫn là nhà băng duy nhất ghi nhận lợi nhuận ở hàng chục ngàn tỷ đồng, dù giảm nhưng vẫn cách xa những gương mặt tăng trưởng như Techcombank, VietinBank và VPBank (7.517 tỷ).

Trước đó, Chứng khoán SSI cho rằng, nửa cuối năm 2020, tăng trưởng tín dụng dự báo trong khoảng 7,5%-8,5%. Đồng thời, tác động của việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ được phản ánh rõ hơn trong nửa cuối năm nay. Ngoài ra, lợi nhuận sẽ giảm từ mức cao trong nửa cuối năm 2019 do nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng trích lập dự phòng.

Nghị định 20 khống chế chi phí lãi vay gây nhiều vướng mắc

Nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 chưa thực sự thống nhất với các quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

Tại các kỳ họp từ thứ 7 đến thứ 9 Quốc hội khóa XIV, một trong những nội dung được nhiều Đại biểu Quốc hội và Doanh nghiệp quan tâm, đó là Nghị định 20 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này quy định về mức khống chế chi phí lãi vay đã gây ra nhiều vướng mắc và ảnh hưởng không hề nhỏ tới các doanh nghiệp của Việt Nam.

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, ngày 3/11, đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng đã phát biểu đặt câu hỏi về Nghị định 20.

VNDirect bị xử phạt do cho khách hàng mua chứng khoán khi chưa đủ tiền

(Vietnamdaily) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Chứng khoán VNDirect.

Theo đó, VNDirect bị phạt 125 triệu đồng do thực hiện cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định.

Quyết định xử phạt chỉ ra rõ, trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, VNDirect nhận lệnh đặt mua chứng khoán của một số khách hàng khi khách hàng chưa có đủ 100% tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán.