Xem toàn bộ ảnh
Đa số các loài động vật được nuôi trong sở thú thường sống lâu hơn các loài động vật hoang dã vì được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, được chăm sóc sức khỏe và nơi trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, voi châu Á và châu Phi sinh ra ở vườn thú chỉ có tuổi thọ từ 17-19 năm, trong khi tuổi thọ trung bình của những con sống ở môi trường hoang dã là 56 năm. Thực tế, những loài được sinh ra ở môi trường hoang dã, đưa vào nuôi ở sở thú có tuổi thọ cao hơn những con được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt. |
Hiện tượng rối loạn tâm thần Zoochosis xảy ra ở động vật bị nuôi nhốt, có các hành vi bất thường và lặp đi lặp lại. Nguyên nhân do động vật bị tách khỏi môi trường tự nhiên, bị tiêm thuốc, tác động của điều kiện nuôi nhốt hay ảnh hưởng của con người. Động vật có các triệu chứng cắn, cấu xé hay liếm các lồng nhốt, dùng móng vuốt hoặc răng bấu và cào lên tường, nôn mửa, cắn móng, ăn phân, ôm đầu gối... |
Không phải loài động vật nào cũng hòa thuận trong khi sinh sống với nhau, đặc biệt là động vật ăn thịt. Nhưng càng ngày tình bạn giữa các động vật khác loài càng xảy ra nhiều ở trong các vườn thú. |
Các loài động vật có xu hướng tiến lại gần những người mặc trang phục có màu sắc và họa tiết giống bộ lông hoặc bộ da của chúng, hoặc chạy trốn khỏi những người mặc áo in họa tiết giống các loài động vật ăn thịt hung dữ. |
Hổ trong vườn thú có xu hướng tấn công người, đặc biệt khách thăm quan trêu chọc khiến nó tức giận và xổng chuồng. |
Những loài động vật ở các vườn thú bất hợp pháp được sử dụng với nhiều mục đích tàn bạo như nuôi hổ ăn thịt hay sử dụng động vật để vận chuyển ma túy. |
Dù được nuôi nhốt trong vườn thú, nhưng không ít loài động vật vẫn là nạn nhân của nạn săn bắt trộm. Các tay bắt trộm thường đánh con vật bị thương hoặc dùng lồng để bắt trộm. . |
Vì lợi nhuận, nhiều vườn thú thường tổ chức các buổi biểu diễn động vật. Do đó, họ áp dụng nhiều hình thức huấn luyện, trong đó có cả phương pháp răn đe, dọa nạt, thậm chí đánh hay chọc bằng móc kim loại vô cùng man rợ. |