Điểm tên 4 loài cây ở Khu Tháp Bà Ponagar có tên trong Sách đỏ
4 loài cây quý hiếm này có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của thế giới (IUCN), gồm: Cà điện (Karomia fragrans), mun (Diospyros mun), tuế lược (Cycas pectinata), xưng da (Siphonodon celastrineus).
Thiên Trang (TH)
Theo thông tin từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh, hiện nay, khu di tích Tháp Bà Ponagar có 37 loài cây với hơn 100 cá thể. Trong đó, phần lớn là các loài cây bản địa và có thêm vài loài cây giá trị cao trồng mới (dó bầu, sưa…).
Đặc biệt, ở đây có 4 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của thế giới (IUCN), gồm: Cà điện (Karomia fragrans), mun (Diospyros mun), tuế lược (Cycas pectinata), xưng da (Siphonodon celastrineus).
Trong đó, cây cà điện là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.
Ngoài ra, cây quăng lông (Alangium salviifolium) và sếu đỏ (Celtis philippensis) cũng là 2 loài cây gỗ đặc trưng, khá hiếm ở khu vực Nam Trung Bộ.
Việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, đặc biệt là các nguồn gen quý hiếm tại đây cần được quan tâm.
Cà điện (Karomia fragrans) là cây cho gỗ tốt được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Cây gỗ cao 12-13 m, đường kính thân tới 40-50 cm. Vỏ cây thường có màu đen và có bì khổng. Cụm hoa của loài hình chuỳ ở đỉnh cành hay nách lá phía đỉnh cành, dài và rộng 10-15 cm, có lông.
Cà điện Karomia fragrans loài khu phân bố hẹp, chỉ gặp ở một điểm, lại thường xuyên bị đe dọa bởi khai thác chặt phá rừng nên chúng càng trở nên quý hiếm.
Mun (Diospyros mun) là Thị Ebenales tên la tin là Diospyros mun thuộc họ Thị Ebenaceae bộ Thị Ebenales. Cây gỗ nhỏ đến trung bình, chia cành sớm, rụng lá, cao 7 - 15 m, đường kính 25 - 30 cm hay hơn.
Mun có vỏ ngoài màu đen nhạt, nứt dọc nông. Cành non mảnh, nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan - ngọn giáo, cỡ 5 - 6,5 x 2 - 2,2 cm, nhẵn; chóp có mũi gần tù; gốc nhọn rộng; gân chính lồi ở mặt dưới, gân bên 7 – 8 đôi, lồi trên hai mặt; cuống lá mảnh, dài 9 – 10 mm, nhẵn hoặc hơi có ít lông.
Tuế lược (Cycas pectinata) phân bố rộng, nhưng bị khai thác nhiều để buôn bán dùng làm cây cảnh. Bên cạnh đó môi trường sống bi phá huỷ, do đó mức độ bị đe doạ có chiều hướng gia tăng.
Tuế lược đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. (Ảnh: Trần Hợp)
Xưng da (Siphonodon celastrineus) là cây gỗ lớn màu vàng nhạt, thớ mịn, dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Cùi quả ăn được.
>>>Xem thêm video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim (Nguồn: THDT).