Điểm thi bất thường ở Hà Giang: Rà soát lại quy trình coi chấm thi

Trước vụ điểm thi bất thường ở Hà Giang, ngày 14/7, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh dẫn đầu đã đến tỉnh Hà Giang rà soát lại quy trình coi thi và chấm thi.

Việc chấm thi trắc nghiệm có vấn đề?
Kết quả thi trắc nghiệm là do máy chấm, nhưng khâu giám sát và đưa bài thi vào máy lại là do con người. Dư luận đang đặt nghi vấn “có hay không một khe hở, một lỗ hổng” trong khâu chấm thi trắc nghiệm? Sự vênh lệch quá lớn giữa kết quả thi thử và thi thật kỳ thi THPT quốc gia 2018 của một số thí sinh ở Hà Giang đang được coi là một dấu hiệu bất thường khiến dư luận bức xúc.
Ông Vũ Văn Sử -Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang trả lời PV Báo Tiền Phong
 Ông Vũ Văn Sử -Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang trả lời PV Báo Tiền Phong
Kỳ thi này, Hà Giang đã “xuất sắc” dẫn đầu cả nước về thành tích cá nhân của nhiều học sinh khi có tới 3 em đỗ thủ khoa trong tổng số 11 thủ khoa cả nước. Và càng gây chú ý khi khối thi Toán – Lý – Hóa cả nước có 82 học sinh đạt trên 27 điểm thì Hà Giang góp mặt 29 em, còn khối thi Toán – Lý – Anh tỉnh Hà Giang chiếm 36/76 em cả nước đạt trên 27 điểm. Tỉnh nghèo Hà Giang với chất lượng “đẳng cấp” vượt trội về kỳ thi vừa qua đang khiến nhiều nhà giáo dục và dư luận cả nước cho rằng là phi lý, trong khi nhiều tỉnh có truyền thống hiếu học và nhiều trường chuyên đến cấp độ tinh hoa quốc gia cũng không đạt tới con số này.
Trao đổi với Tiền Phong sáng qua, một đồng chí Thiếu tướng Công an giàu kinh nghiệm đấu tranh tội phạm, cũng tỏ ý băn khoăn về điểm thi bất thường ở Hà Giang và nghi ngờ việc chấm thi trắc nghiệm tại Hà Giang có vấn đề. Các khâu coi thi, chấm thi, vận chuyển, đóng mở niêm phong bài thi cần được rà soát kỹ và phải “soi” lại trách nhiệm của từng cá nhân liên quan ở từng khâu. Theo ông thì nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận ở bất kỳ khâu nào, hoặc có căn cứ sai phạm tại những khâu kể trên, hoặc có người (đặc biệt là các thầy, cô giáo và học sinh tham gia kỳ thi) trình bày tố cáo sự gian lận, đều có thể là căn cứ cần thiết khởi tố một vụ án hình sự để tiến hành điều tra, làm rõ.
Trường THPT Chuyên Hà Giang, nơi có nhiều học sinh đỗ điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia.
Trường THPT Chuyên Hà Giang, nơi có nhiều học sinh đỗ điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia. 
Về lực lượng Công an làm nhiệm vụ trong kỳ thi tại Hà Giang, Đại tá Lê Văn Canh – Chánh văn phòng Công an tỉnh này khẳng định với Tiền Phong, rằng lực lượng an ninh và cảnh sát đã làm rất tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cho kỳ thi, còn khâu giám sát chấm thi thì Công an không làm việc đó. Công an tỉnh Hà Giang còn được dư luận nhân dân khen ngợi khi kỳ thi diễn ra đúng những ngày mưa lũ, đã vất vả dầm mình trong nước đưa các em học sinh đến điểm thi an toàn, không để trường hợp nào phải bỏ thi vì thiên tai. Cũng theo đại tá Canh, Bộ Công an mới đây đã có chỉ đạo về Công an tỉnh Hà Giang rà soát việc triển khai nhiệm vụ trong kỳ thi, nắm bắt tình hình hiện nay, triển khai một số công việc liên quan vụ việc, và báo cáo về Bộ.
Rà soát việc tổ chức chấm thi
Ngày 14/7, ông Vũ Văn Sử - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang đã có cuộc trao đổi với Tiền Phong. Ông Sử cho biết: tiếp thu phản ánh của báo chí và yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Hội đồng thi số 05 cụm Hà Giang tiến hành rà soát các khâu, quy trình việc tổ chức chấm thi. “Hôm nay dù ngày nghỉ nhưng chúng tôi vẫn huy động những người có liên quan để rà soát tất cả các quy trình”, ông Sử nhấn mạnh. Khi được hỏi, kết quả thi THPT năm nay phản ánh sự đột phá trong chất lượng giáo dục hay bất thường, ông Sử cho rằng: “Đột phá hay bất thường đến giờ tôi chưa có kết luận gì”. Ông Sử cũng khẳng định việc nhiều thí sinh thi thử có điểm thấp, thi thật lại điểm cao không có gì quá đặc biệt.
Ông Vũ Văn Sử khẳng định, Sở GD&ĐT Hà Giang đã làm nghiêm túc, đầy đủ theo quy chế. Nơi chấm thi chọn nơi yên tĩnh, cơ sở vật chất mới và rất tốt, cách biệt với dân cư; có đủ lực lượng công an, phục vụ và chấm thi. Tham gia giám sát có công an, thanh tra của Sở, Học viện Ngân hàng và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời có thêm nhiều biện pháp nâng cao tính bảo mật, đảm bảo an toàn khách quan như lắp hệ thống camera giám sát, cửa khoá bằng hai khoá, trưởng ban chấm thi giữ một chìa, trưởng ban thư ký giữ một chìa. Ông Sử khẳng định, việc rà soát trước hết sẽ được Hội đồng thi tổ chức thực hiện. Sở đang đặt ra kế hoạch từng buổi một, ít nhất một ngày tiến hành họp 4 lần để triển khai, đánh giá kết quả.
Chia sẻ về dư luận có ý kiến trong dư luận cho rằng, chỉ còn 72 ngày nữa về nghỉ hưu nên Giám đốc Sở GD&ĐT Vũ Văn Sử “đánh một mẻ lớn”, ông Vũ Văn Sử cho biết: “Tôi không phải còn 72 ngày nữa về hưu mà phải cộng thêm 4 ngày. Quyền đánh giá, bình luận là ở quan điểm, nhận thức mỗi người. Mình như thế nào không nên tự nói về mình mà để cho tổ chức, chính quyền, nhân dân - giáo viên học trò của tôi, những người từng cộng tá về mình. Tôi ở trong nghề 37 năm, học trò của tôi, những người từng cộng tác với tôi người ta đều biết chuyện đó. Tôi khẳng định, trên đời này, không ai có thể giấu nhân dân điều gì. Tôi tin rằng, cả cuộc đời công tác gắn bó mảnh đất này, chắc chắn sẽ có sự chứng minh”.

Kỳ thi THPT quốc gia 2016 trước “giờ G” có gì đặc biệt?

Chỉ còn vài ngày nữa, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ chính thức được khởi động. Mặc dù gặp nhiều bỡ ngỡ, song trước "giờ G", công tác chuẩn bị ở nhiều nơi đã hoàn tất.

Vùng khó “yên tâm”

103 bài thi THPT quốc gia của học sinh Đà Nẵng đạt điểm 10

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Đà Nẵng về điểm thi THPT quốc gia, 103 thí sinh được 10 điểm ở các môn thi, trừ Ngữ văn và Lịch sử. 72 bài thi bị điểm liệt.

Cụ thể, môn Toán có 7 bài thi đạt điểm 10, 329 bài được từ 9 trở lên và số bị điểm liệt là 12.

Tin mới