Điểm yếu "chết người" của hệ thống phòng thủ Vòm Sắt

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (vòm sắt) được cho là không thể bắn hạ các quả đạn rocket trong phạm vi nhỏ hơn 5 km.

Trong nhiều năm qua, Israel luôn phải hứng chịu các tấn công bằng rocket, pháo từ các lực lượng Hamas, Hezbollah. Từ thực tế này, học thuyết quân sự của nhà nước Do Thái rất chú trọng vào xây dựng hệ thống phòng thủ nhiều tầng lớp để đối phó, từ tấn công phủ đầu đến xây dựng các hệ thống phòng ngự mà trung tâm là hệ thống phòng ngự chủ động với nhiều tầng phòng không đánh chặn như các hệ thống Patriot, Arrow 2, Arrow 3 (đang phát triển), David's Sling và Iron Dome.
Các loại pháo phản lực của Hamas và Hezbollah là mối đe dọa không nhỏ với Israel trong nhiều năm qua.
 Các loại pháo phản lực của Hamas và Hezbollah là mối đe dọa không nhỏ với Israel trong nhiều năm qua.
Trong đó Iron Dome là tầng phòng thủ thấp nhất, nó có 2 nhiệm vụ chính gồm: Ngăn chặn các cuộc tấn công tấn công bằng rocket, đạn pháo và súng cối; đóng vai trò là hệ thống phòng không tầm gần tấn công các mục tiêu như máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV, vũ khí đạn đạo dẫn đường chính xác PGM. Hệ thống có tầm hoạt động 70km, trực chiến đêm ngày, trong mọi điều kiện thời tiết bao gồm cả khi trời mù hoặc bão cát.
Đây là một hệ thống uy lực nhưng phòng thủ có chọn lọc, có khả năng phân tích mục tiêu, dự đoán vị trí tấn công của mục tiêu, từ đó đưa ra quyết định phản ứng phù hợp. Ví dụ điển hình là nếu bị tấn công bởi các quả đạn rocket, Iron Dome sẽ xác định xem vùng rơi của các quả đạn này, nếu chúng rơi vào vùng không trống (không gây thiệt hại) thì hệ thống sẽ không thực hiện đánh chặn. Từ đó đảm bảo tập trung đánh chặn cho vùng bảo vệ cũng như giảm chi phí và các hoạt động không cần thiết.
Bệ phóng của tổ hợp tên lửa đánh chặn Iron Dome.
 Bệ phóng của tổ hợp tên lửa đánh chặn Iron Dome.
Iron Dome sử dụng một loại tên lửa đánh chặn duy nhất có trang bị đầu đạn đặc biệt, phá hủy mục tiêu trên không trong vòng vài giây ngay trên quỹ đạo của chúng (nếu có). Xác suất bắt mục tiêu cao đã được khẳng định, hiệu quả đánh chặn chỉ trong một lần phóng. Hệ thống có thể đối phó cùng lúc với nhiều mối đe dọa khác nhau.
Hệ thống Iron Dome hoàn chỉnh bao gồm các thành phần:
- Tổ hợp radar di động đa nhiệm vụ (MMR) giúp phát hiện và theo dõi mục tiêu.
Hệ thống radar tổ hợp Iron Dome.
 Hệ thống radar tổ hợp Iron Dome.
- Trung tâm kiểm soát và điều khiển tác chiến (BMC), đây được ví như bộ não của toàn hệ thống. Nơi tiếp nhận và phân tích các tham số từ tổ hợp radar, ra quyết định về việc đánh chặn, tính toán quỹ đạo của tên lửa đánh chặn sao cho mảnh văng từ vụ nổ ảnh hưởng ít nhất đến các khu vực dân cư phía dưới. Tất cả các công việc này chỉ được thực hiện trong vòng vài giây.
- Các xe tên lửa chứa thùng phóng kín, thường là 3 xe. Mỗi thùng phóng có 20 ống tên lửa Tamir. Quả đạn tên lửa dài 3m, đường kính 160mm, trọng lượng 90 kg với đầu cảm biến quang điện.
- Các cảm biến (sensor) phục vụ cho quá trình tham trắc điều kiện môi trường ảnh hưởng tới đường đạn.
Tất các các thành phần trên đều được đặt trên khung xe vận tải đảm bảo tính cơ động cao tăng hiệu quả tác chiến, ứng phó.
Cabin kiểm soát hỏa lực Iron Dome.
 Cabin kiểm soát hỏa lực Iron Dome.
Trong suốt thời gian phục vụ, Iron Dome luôn đạt hiệu quả cao, tạo được sự tin tưởng đúng nghĩa như là một chốt chặng phòng thủ cuối cùng.
Theo thống kê, tỉ lệ đánh chặn thành công của hệ thống này trong các lần ứng phó thường trên 76%. Đáng chú ý nhất là trong chiến dịch “Trụ cột phòng thủ”, từ 14-21/11/2012, trong số 875 quả đạn rocket tấn công Israel, ngoài 152 quả bị hỏng, Iron Dome đã đánh chặn thành công 421 quả, bỏ qua 58 tên lửa rơi vào khu vực trống. Đạt tỉ lệ thành công 84%. Tuy nhiên, không có một hệ thống phòng không nào có thể đạt 100% khả năng bảo đảm an toàn nên các biện pháp phòng thủ thụ động như phát còi cảnh báo di tản khỏi khu vực bị tấn công vẫn là rất cần thiết.
Tuy được đánh giá là có tính năng kỹ - chiến thuật tuyệt vời: hỏa lực phòng thủ mạnh, thông minh và chính xác nhưng không phải Iron Dome không có điểm yếu.
Điểm yếu của Iron Dome
Tồn tại lớn nhất của Iron Dome là hệ thống không thế phản ứng với các cuộc tấn công trong phạm vi cực ngắn. Phạm vi hoạt động tối thiểu chưa được nhà sản xuất công bố nhưng theo các chuyên gia Iron Dome không thể bắn hạ các quả đạn rocket trong phạm vi nhỏ hơn 5 km.
Các chuyên gia cho rằng Iron Dome không thể bắn hạ các quả đạn trong phạm vi nhỏ hơn 5km.
 Các chuyên gia cho rằng Iron Dome không thể bắn hạ các quả đạn trong phạm vi nhỏ hơn 5km.
Đó là lý do tại sao, những khu vực dân cư sát với dải Gaza, vốn là đối tượng bảo vệ hàng đầu của hệ thống vẫn phải sử dụng rất nhiều các biện pháp phòng ngự bị động như xây dựng các hầm chứa bom.
Điều này là hoàn toàn có thể giải thích, Iron Dome được thiết kế để chống lại các mục tiêu có vận tốc không quá lớn nên nếu như mục tiêu xuất phát từ cự ly gần thì bộ xử lý của hệ thống không đủ thời gian để phản ứng.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng, nếu rocket được phóng theo kiểu phóng thẳng ở khoảng cách từ 16-18km thì hệ thống cũng không thể phản ứng, vì khi đó tốc độ của quả đạn cao gấp 4 lần tốc độ đi theo đường bay xiên, tức thời gian để phản ứng cũng là rất nhỏ. Đề xuất khắc phục vấn đề này là cần phải có một hệ thống phòng thủ cực nhanh đóng vai trò bọc lót cho Iron Dome, hệ thống laser Skyguard đang được Tập đoàn Northrop Grumman phát triển được xem là rất phù hợp với yêu cầu này.
Iron Dome được coi là có giá cả phải chăng khi so với các hệ thống phòng thủ chủ động khác của Israel, nhưng thực sự khi vận hành trên với số lượng lớn, chi phí của chúng cũng không hề rẻ, theo tạp chí Jane’s defence, giá thành mỗi quả đạn tên lửa lên tới 50.000 USD. Trong khi đó, một quả đạn rocket Quassam hay Grad “kịch kim” cũng chỉ có giá vài nghìn. Một đại đội tốn 50 triệu USD, để triển khai thêm các đại đội mới, Israel cần có sự trợ giúp tài chính từ Mỹ.
Đơn giá một quả đạn đánh chặn cỡ 50.000 USD, trong khi quả đạn pháo chỉ mất vài nghìn USD.
 Đơn giá một quả đạn đánh chặn cỡ 50.000 USD, trong khi quả đạn pháo chỉ mất vài nghìn USD.
Vấn đề cuối cùng cũng là vấn đề mà mọi hệ thống đều gặp phải đó là điểm bão hòa. Tức ngưỡng phản ứng trước số lượng các mối đe dọa của hệ thống phòng không là có giới hạn. Nếu phải đối mặt với quá nhiều cuộc tấn công rocket và đạn cối cùng một lúc từ đối phương, các hệ thống Iron Dome sẽ sụp đổ. Đó là một trong các lý do tại sao Israel lên kế hoạch thiết lập thêm nhiều hệ thống này.
Yiftah Shapir - nhà phân tích cao cấp của viện nghiên cứu chiến lược INSS cho rằng, với số lượng các đại đội Iron Dome hiện tại là không thể đủ để bảo vệ toàn bộ Israel. Thực sự các đối tượng được lựa chọn ưu tiên là các cơ sở quan trọng của nhà nước, và trong một số trường hợp bắt buộc phải lựa chọn thì một bộ phận người dân sẽ không ở trong ô bảo vệ của Iron Dome. Đây là điều rất khó để thừa nhận như hoàn toàn là sự thật và nếu muốn có một sự đảm bảo cho toàn bộ lãnh thổ Israel, cần không dưới 20 đại đội Iron Dome.

Israel muốn “có phần” trong hệ thống tên lửa Patriot 4

(Kiến Thức) - Israel mong muốn Lầu Năm Góc chấp thuận cho phép tích hợp tên lửa đối không Stunner của nước này vào hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot thế hệ 4.

Vòm sắt Israel đánh chặn vũ khí nào của Syria

(Kiến Thức) - Việc Israel triển khai hệ thống Iron Dome (vòm sắt) ở Jerusalem có lẽ nhằm đối phó đạn pháo của Syria hơn là tên lửa đạn đạo.

Quân đội Israel đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Iron Dome (vòm sắt) tại khu vực ngoại ô Jerusalem trong bối cảnh Mỹ đang vận động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước về quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy không nói rõ việc triển khai Iron Dome ở khu vực này nhằm mục đích gì nhưng hành động của Israel được ngầm hiểu là nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ Syria trả đũa việc Mỹ tấn công nước này.
 Quân đội Israel đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Iron Dome (vòm sắt) tại khu vực ngoại ô Jerusalem trong bối cảnh Mỹ đang vận động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước về quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy không nói rõ việc triển khai Iron Dome ở khu vực này nhằm mục đích gì nhưng hành động của Israel được ngầm hiểu là nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ Syria trả đũa việc Mỹ tấn công nước này.
Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn đạn pháo cỡ 155mm và đạn pháo phản lực phóng loạt với tầm bắn tới 70km. Với tính năng như vậy, Iron Dome sẽ chỉ có thể đánh chặn đạn pháo Syria hơn là tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Scud.
  Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn đạn pháo cỡ 155mm và đạn pháo phản lực phóng loạt với tầm bắn tới 70km. Với tính năng như vậy, Iron Dome sẽ chỉ có thể đánh chặn đạn pháo Syria hơn là tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Scud.

Tin mới