Diện mạo máy bay huấn luyện tối tân Boeing T-X của Mỹ

Diện mạo máy bay huấn luyện tối tân Boeing T-X của Mỹ

(Kiến Thức) - Máy bay huấn luyện T-X tương lai dành cho Không quân Mỹ đã chính thức lộ diện trong một buổi lễ ra mắt vào ngày hôm nay. 

Xem toàn bộ ảnh
Công ty Boeing ngày hôm nay (13/9 theo giờ Mỹ, tức 14/9 giờ Việt Nam) đã chính thức ra mắt  máy bay huấn luyện thế hệ mới được phát triển cùng với SAAB AB của Thụy Điển.
Công ty Boeing ngày hôm nay (13/9 theo giờ Mỹ, tức 14/9 giờ Việt Nam) đã chính thức ra mắt máy bay huấn luyện thế hệ mới được phát triển cùng với SAAB AB của Thụy Điển.
Boeing T-X là hệ thống huấn luyện phi công tiên tiến thế hệ mới được thiết kế để làm nhiệm vụ huấn luyện đặc biệt dành cho Không quân Mỹ.
Boeing T-X là hệ thống huấn luyện phi công tiên tiến thế hệ mới được thiết kế để làm nhiệm vụ huấn luyện đặc biệt dành cho Không quân Mỹ.
Chiếc máy bay huấn luyện T-X của Boeing và SAAB được trang bị một động cơ General Electric GE404, cánh đuôi đứng kép, buồng lái hiện đại.
Chiếc máy bay huấn luyện T-X của Boeing và SAAB được trang bị một động cơ General Electric GE404, cánh đuôi đứng kép, buồng lái hiện đại.
Thiết kế cánh đuôi kép tăng cường sự ổn định và trực quan tương tự máy bay chiến đấu hiện tại và tương lai. Kiểu cánh đuôi này còn được Boeing đánh giá là tăng khả năng điều khiển, đảm bảo an toàn cho việc huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không.
Thiết kế cánh đuôi kép tăng cường sự ổn định và trực quan tương tự máy bay chiến đấu hiện tại và tương lai. Kiểu cánh đuôi này còn được Boeing đánh giá là tăng khả năng điều khiển, đảm bảo an toàn cho việc huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không.
Boeing T-X sẽ phải cạnh tranh với 4 ứng cử viên khác tới từ Northop Grumman, Korea Aerospace Industries (KAI) – Lockheed Martin, Raytheon - Alenia Aermacchi và Textron AirLand trong chương trình tìm kiếm máy bay huấn luyện tương lai cho Không lực Hoa Kỳ. Dự kiến, chương trình đấu thầu được mở vào năm nay, quyết định lựa chọn nhà thầu sẽ đưa ra vào năm 2017.
Boeing T-X sẽ phải cạnh tranh với 4 ứng cử viên khác tới từ Northop Grumman, Korea Aerospace Industries (KAI) – Lockheed Martin, Raytheon - Alenia Aermacchi và Textron AirLand trong chương trình tìm kiếm máy bay huấn luyện tương lai cho Không lực Hoa Kỳ. Dự kiến, chương trình đấu thầu được mở vào năm nay, quyết định lựa chọn nhà thầu sẽ đưa ra vào năm 2017.
Chương trình T-X ra đời nhằm tìm kiếm sự thay thế máy bay huấn luyện già nua T-38 do Northrop Grumman phát triển trang bị cho Không quân Mỹ từ đầu những năm 1960. Đáng lưu ý, T-38 là phiên bản cải tiến của dòng tiêm kích bị “hắt hủi” F-5 “Chiến binh tự do” vốn không được Quân đội Mỹ sử dụng, thay vào đó là chỉ đặt hàng để viện trợ cho đồng minh.
Chương trình T-X ra đời nhằm tìm kiếm sự thay thế máy bay huấn luyện già nua T-38 do Northrop Grumman phát triển trang bị cho Không quân Mỹ từ đầu những năm 1960. Đáng lưu ý, T-38 là phiên bản cải tiến của dòng tiêm kích bị “hắt hủi” F-5 “Chiến binh tự do” vốn không được Quân đội Mỹ sử dụng, thay vào đó là chỉ đặt hàng để viện trợ cho đồng minh.
1.146 chiếc T-38 Talon đã được sản xuất suốt từ 1961-1972 cung cấp cho Hải quân Mỹ, Không quân Mỹ, NASA và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Trong Không quân Mỹ, loại máy bay này được dùng để huấn luyện cho hầu hết các phi công máy bay chiến đấu, gồm cả các máy bay tàng hình như F-22, B-2, F-35...
1.146 chiếc T-38 Talon đã được sản xuất suốt từ 1961-1972 cung cấp cho Hải quân Mỹ, Không quân Mỹ, NASA và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Trong Không quân Mỹ, loại máy bay này được dùng để huấn luyện cho hầu hết các phi công máy bay chiến đấu, gồm cả các máy bay tàng hình như F-22, B-2, F-35...
Trong ảnh là ứng viên T-X tới từ Hàn Quốc KAI T-50 "Đại bàng vàng" - máy bay huấn luyện tốc độ siêu âm do Korea Aerospace Industries hợp tác cùng Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất trên cơ sở khung thân F-16.
Trong ảnh là ứng viên T-X tới từ Hàn Quốc KAI T-50 "Đại bàng vàng" - máy bay huấn luyện tốc độ siêu âm do Korea Aerospace Industries hợp tác cùng Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất trên cơ sở khung thân F-16.
Tiếp theo là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp T-100 do Công ty Raytheon Mỹ hợp tác với Công ty Alenia Aermacchi (Italy) hợp tác phát triển trên cơ sở mẫu máy bay M-346 Master.
Tiếp theo là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp T-100 do Công ty Raytheon Mỹ hợp tác với Công ty Alenia Aermacchi (Italy) hợp tác phát triển trên cơ sở mẫu máy bay M-346 Master.
Thứ 3 là mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm huấn luyện phi công Scorpion của Textron Airland.
Thứ 3 là mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm huấn luyện phi công Scorpion của Textron Airland.
Và cuối cùng là dự án của nhà thiết kế T-38 Talan - Tập đoàn Northrop Gumman hợp tác cùng BAE System, L-3 và Rolls-Royce đang nghiên cứu một phiên bản nâng cấp từ dòng máy bay huấn luyện Hawk T2/128 để tham gia T-X.
Và cuối cùng là dự án của nhà thiết kế T-38 Talan - Tập đoàn Northrop Gumman hợp tác cùng BAE System, L-3 và Rolls-Royce đang nghiên cứu một phiên bản nâng cấp từ dòng máy bay huấn luyện Hawk T2/128 để tham gia T-X.

GALLERY MỚI NHẤT