Diệp Vấn ngoài đời khác xa trên phim

Phần 3 của dự án phim về cuộc đời võ sư Diệp Vấn nổi tiếng gây tiếng vang lớn khi công chiếu. 

Diệp Vấn ngoài đời khác xa trên phim
Chân Tử Đan trở thành nam tài tử được chú ý nhất dịp đầu năm 2016 nhờ thành công của Diệp Vấn. Tuy nhiên, với những nhà phê bình phim, dự án này vấp phải tranh cãi bởi những sự thay đổi khá lớn so với thực tế.
Võ sư Diệp Vấn có câu nói nổi tiếng trong phim: "Thế giới này không thuộc về những người có tiền, cũng không dành cho kẻ có quyền. Thế giới này thuộc về những người có tâm".
Diep Van ngoai doi khac xa tren phim
Diệp Vấn và vợ - Trương Vĩnh Thành tình cảm trong phim. Ảnh: Baidu. 
Một người đàn ông tài giỏi, trượng nghĩa và yêu thương gia đình là những điều khán giả cảm nhận sau khi xem phim. Diệp Vấn có thể nắm tay vợ đi khắp các bệnh viện khi cô bị bệnh. Đến cuối cùng, người phụ nữ trong lòng võ sư Vịnh Xuân Quyền chỉ là người vợ tảo tần Trương Vĩnh Thành.
Tuy nhiên, những ghi chép cho thấy, Diệp Vấn không phải là người đàn ông của gia đình, chung thủy đến cùng.
Theo Baidu, Trương Vĩnh Thành và Diệp Vấn có 4 người con. Thời điểm bà đến Hong Kong vào năm 1950, hai người đã rơi vào cảnh phân ly. 10 năm sau, bà qua đời tại Phật Sơn. Có thể nói, vợ chồng Diệp Vấn không một lần gặp mặt trong giai đoạn 1950-1960.
Từ năm 1950, "nhất đại tông sư" sống chung với một người phụ nữ Thượng Hải cho đến khi qua đời.
Diep Van ngoai doi khac xa tren phim-Hinh-2
Thực tế, từ năm 1950, ông và vợ (ảnh phải) sống cảnh phân ly. Bà Trương Vĩnh Thành qua đời tại Phật Sơn vào năm 1960. Trong khi đó, Diệp Vấn từ năm 1950 sống cùng một phụ nữ Thượng Hải. Ảnh: XBK. 
Diệp Vấn 3 diễn ra trong những năm 1957-1960, thời điểm ông và vợ không còn liên lạc nên không thể có chuyện tình cảm chăm sóc vợ. "Những tình tiết mặn nồng trong phim với vợ con chỉ là sự hư cấu của ê-kíp" - một nhà phê bình cho biết trên Sina.
Con trai của Trương Vĩnh Thành - Diệp Vấn, ông Diệp Chuẩn khẳng định: "Mẹ tôi là người phụ nữ truyền thống nhưng tính cách của bà ngoài đời và trong phim hoàn toàn khác biệt".
Thêm vào đó, không ít nhà chuyên môn tỏ ra bức xúc vì lỗi ngớ ngẩn trong phim. Đầu tiên là việc, 20 năm sau phần 1, Diệp Vấn vẫn có ngoại hình trẻ trung. Khán giả còn phát hiện ra một tình tiết "sạn" trong phim về năm sinh của con trai Diệp Vấn. Diệp Chính sinh năm 1936 nhưng lại chỉ là học sinh tiểu học trong giai đoạn những năm 1957-1970. "Về yếu tố thời gian, Diệp Vấn 3 đã sai lệch quá nhiều".
Giới phê bình cho rằng, Diệp Vấn đã được "hình tượng hóa" với mục tiêu câu khách, mang lại ưu thế về thương mại.
"Ở một góc độ nào đó, nhờ 3 phần Diệp Vấn, nhân vật này nhất đại tông sư năm xưa đã trở thành truyền thuyết thời hiện đại".

Tiết lộ ít biết quá khứ “đen tối” của Chân Tử Đan

Ít người biết, trước khi trở thành sao võ thuật, Chân Tử Đan từng làm bảo vệ ở khu đèn đỏ.

Tiết lộ ít biết quá khứ “đen tối” của Chân Tử Đan

Tuổi thơ 9 năm xa mẹ
Cha mẹ của Chân Tử Đan quen nhau khi tham gia một nhóm nhạc giao hưởng ở Quảng Châu. Trong đó cha anh là nhạc công violon còn mẹ là giọng nữ cao.
Khi Chân Tử Đan được 2 tuổi, gia đình anh rời đến Hồng Kông nhưng chỉ được một người đi. Hai cha con anh đến vùng đất mới trong khi mẹ anh tạm ở lại và không biết khi nào mới được đoàn tụ.
Tại Hồng Kông, Chân Tử Đan và cha sống chung nhà cùng người chú và bà ở khu ổ chuột thuộc công viên tại khu Cử Long. Cha và chú ngủ trên giường tầng, trong khi cậu bé Tử Đan và bà ngủ dưới đất. Tất cả thành viên trong gia đình đều sử dụng nhà vệ sinh công cộng với rất đông hàng xóm.
Tiet lo it biet qua khu “den toi” cua Chan Tu Dan
Chân Tử Đan năm 1 tuổi chỉ bập bẹ được câu "Mẹ", chơi với cây kiếm đồ chơi bố mới mua. 
Sau khi chú của Chân Tử Đan kết hôn, điều kiện gia đình anh khá hơn và chuyển đến một căn nhà ở đường Yuet Wah, quận Kwun Tong.
Thời gian này mẹ anh vẫn chưa đến được Hồng Kông. Được biết, để làm vơi nỗi cô quạnh và nuôi hy vọng một ngày được đoàn viên, bà đã tìm đến học võ thuật.
Sau 9 năm xa cách, cha Tử Đan tìm mọi cách xin cho mẹ anh qua Hồng Kông nhưng không thành. Cuối cùng ông đưa Tử Đan về lại Quảng Châu thăm mẹ nhờ đi ké cùng đoàn đàm phán kinh doanh quần áo ở Hồng Kông.
Bén duyên võ thuật và diễn xuất
Thời gian ở Trung Quốc đại lục, cha Chân Tử Đan lên kế hoạch "cố ý" để mẹ anh có bầu và sinh em gái, để bà được phép qua Hồng Kông. Từ đây Chân Tử Đan bắt đầu theo mẹ học võ, bởi sau 9 năm xa cách, mẹ anh - bà Mạch Bảo Thuyền đã trở thành một cao thủ môn Thái Cực quyền.
Năm Chân Tử Đan 10 tuổi, hàng ngày cậu đều dậy sớm từ lúc 5 - 6h để học võ cùng các đệ tử khác của mẹ trong lớp võ do bà mở ở công viên trên đường Kwun Tong.
Dù tuổi còn bé nhưng ngày ngày Chân Tử Đan đều bị mẹ lôi khỏi giường từ tờ mờ sớm bắt luyện võ công. Khi đó Chân Tử Đan chưa ý thức được mẹ anh đang muốn những điều tốt đẹp cho con trai mình.
Ban ngày, bà Mạch Bảo Thuyền đến lớp dạy võ, tối đến bà đi hát phòng trà và quen các nghệ sĩ Kinh kịch.
Đây cũng là cơ duyên để Chân Tử Đan quen với sư phụ là đạo diễn Viên Hòa Bình và góp mặt trong bộ phim Thái Cực quyền, bén duyên với diễn xuất.
Năm tháng trốn học, đánh lộn và tính phản nghịch
Năm Chân Tử Đan 11 tuổi, gia đình anh chuyển đến Boston, Mỹ sinh sống. Tại đây mẹ anh tiếp tục mở võ đường, thu nhận võ sinh và đặt tên là Phòng nghiên cứu võ thuật Trung Quốc, đồng thời chuyên sâu luyện tập, nghiên cứu võ thuật Trung Hoa.
Chân Tử Đan lúc bấy giờ thường xuyên trốn học, dành dụm tiền liền mua vé xem phim, xem đi xem lại đến chán thì thôi. Anh xem Túy quyền, Xà hình tập thủ và về nhà luyện Túy quyền, Xà Hình quyền.
Khi xem Thiếu Lâm tam thập lục phòng liền về nhà luyện côn ba khúc. Ngoài ra anh cũng xem lại mấy trăm lần những phim Tinh võ môn hay Mãnh long quá giang của Lý Tiểu Long. Mỗi lần xem xong lại về võ đường của mẹ luyện tập và bắt chước y chang.
Có lần anh lén sử dụng côn nhị khúc trong võ đường lúc mẹ vắng mặt, không may côn văng trúng đầu một đồ đệ nữ của mẹ khiến cô này gào khóc vì đau đớn. Chân Tử Đan bị mẹ chửi mắng nặng lời khiến anh sợ không dám đụng đến vũ khí trong lớp học mà không được mẹ cho phép.
Chân Tử Đan thần tượng Lý Tiểu Long đến mức thường luyện cước pháp với mong muốn ra được những cú đá nhanh, hiểm và chuẩn. Không những vậy, anh còn cố tình lôi kéo bạn bè trốn học, ra công viên luyện Vịnh Xuân niêm thủ suốt buổi chiều, nhưng phần lớn là đánh nhau với chúng bạn cho thỏa thích.
Lên cấp 3 Chân Tử Đan vẫn giữ thói quen trốn học và tính tình ngang bướng, cứng đầu khi ở nhà. Dù ở trường hàng ngày vẫn điểm danh, trong khi Tử Đan hay ngủ dậy muộn, đến lớp kịp giờ điểm danh xong anh lại "bùng học". Một lần trốn học về nhà, Tử Đan bị cha phát hiện và đánh một trận "nhừ tử".
Niềm đam mê võ thuật quá độ cùng việc thần tượng quá mức Lý Tiểu Long khiến Chân Tử Đan chểnh mảng học hành, thường xuyên bỏ học khiến cha mẹ anh vô cùng giận dữ, từ đó dẫn đến tính cách phản kháng, thậm chí có nguy cơ dẫn anh đến con đường tội lỗi. May mắn Chân Tử Đan được cha mẹ giáo dục và huấn luyện kịp thời giúp anh nhận ra được sai lầm của mình trước đây.
Năm 15 - 16 tuổi, Chân Tử Đan to tiếng với cha, sau đó anh giận dỗi bỏ nhà, trốn đến nhà bà nội vài tuần liền. Hàng ngày anh tụ tập với hội bạn đầu đường xó chợ và nổi trội nhờ có võ công. Một lần Chân Tử Đan tìm được công việc bảo vệ tại một hộp đêm ở khu phố "đèn đỏ", nhờ vậy anh kiếm được đôi đồng nuôi thân mà không phải xin tiền bà.
Khu phố đèn đỏ tập trung nhiều hạng người phức tạp, giang hồ, băng đảng cướp giật, đâm thuê chém mướn và những vụ giết người diễn ra thường xuyên. Bạn bè anh từng người một đều bắt đầu học thói xấu tại đây khiến Tử Đan cảm thấy sợ hãi.
Trở về Bắc Kinh theo học võ chuyên nghiệp
Vào thời điểm tưởng chừng hết hy vọng với tương lai của Chân Tử Đan, mẹ anh nhận được điện thoại mời về Bắc Kinh, Trung Quốc để tham gia giao lưu cùng đội võ thuật Bắc Kinh của Trung Quốc. Bà lập tức nhận lời với ý định đưa con trai cùng về nước, luyện tập nâng cao võ thuật.
Chân Tử Đan cảm thấy bạn bè dần "biến chất" nên quyết định cắt đứt quan hệ với họ và theo mẹ rời Mỹ về Bắc Kinh. Nhưng thực tế anh mong muốn rời xa nơi thị phi từng sống để tạo dựng cuộc sống mới chính trực hơn.
Ở Bắc Kinh anh được nhận vào trường Thể dục Thể thao trong đội nghiệp dư. Vì không phải học sinh chuyên nên anh không được ở nội trú mà phải trọ ở ngoài.
Tử Đan đã tiết kiệm chi phí bằng cách ở khá xa trường, hàng ngày 5h sáng phải dậy để bắt 3 chuyến xe buýt trong 1 tiếng rưỡi để đến trường học võ.
Trở về Bắc Kinh có thể được coi là quyết định sáng suốt trong cuộc đời Chân Tử Đan và 10 năm sau, anh tạo được dấu mốc lớn trong sự nghiệp khi vào vai Thiếu niên Hoàng Phi Hồng. Sau đó, anh vươn tầm quốc tế với nhiều bộ phim nổi tiếng như Anh hùng, Diệp Vấn 1,2...

Chân Tử Đan trải lòng về bom tấn ‘Diệp Vấn 3’

Chân Tử Đan chia sẻ về phần ba của “Diệp Vấn”, từ chuyện đóng phim cùng Mike Tyson tới việc “Người Sắt” Robert Downey Jr. cũng là fan của loạt phim.

Chân Tử Đan trải lòng về bom tấn ‘Diệp Vấn 3’
Chân Tử Đan là một trong những ngôi sao bận rộn nhất trong năm 2015 khi anh vừa phải hoàn thành tác phẩm hành động võ thuật Diệp Vấn 3, đồng thời tham gia Rogue One: A Star Wars Story - tác phẩm điện ảnh ăn theo (spin-off) thương hiệu bom tấn Chiến tranh giữa các vì sao.

Điểm các thiết kế của Hồ Ngọc Hà được sao Việt mê mẩn

Khá nhiều kiểu mix đồ, cách chọn thiết kế của "nữ hoàng giải trí" Hồ Ngọc Hà được giới nghệ sĩ Việt chọn "ăn theo".

Điểm các thiết kế của Hồ Ngọc Hà được sao Việt mê mẩn
Diem cac thiet ke cua Ho Ngoc Ha duoc sao Viet me man
 Giới mộ điệu thời trang từ lâu đã không còn xa lạ cái tên Hồ Ngọc Hà. Không những xinh đẹp, quyến rũ, “bà mẹ một con” còn là biểu tượng thời trang với phong cách ăn mặc sành điệu, đẳng cấp và luôn nắm bắt xu hướng làng mốt thế giới nhanh nhất. Những trang phục Hà Hồ mặc không chỉ được nhiều người yêu thích, nó còn là nguồn cảm hứng của nhiều tín đồ của lĩnh vực này. Cùng điểm lại những trang phục “đụng hàng” gây ồn ào của “nữ hoàng giải trí”.

Tin mới