Điều bất ngờ về đàn tế trời đất của nhà Nguyễn

Tương truyền, vua Gia Long đã lệnh cho các tỉnh trong cả nước gửi đất về để đắp đàn Nam Giao, nhằm biểu trưng cho sự thống nhất giang sơn từ Nam đến Bắc.

Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen
 Nằm ở phường Trường An, thành phố Huế, đàn Nam Giao là công trình tâm linh có vị trí đặc biệt của triều Nguyễn. Đàn tế này được xây dựng từ năm 1806 - 1807, là một tổ hợp kiến trúc nằm trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10 ha.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-2
 Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía Nam, gồm ba tầng, là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao - lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Đây được coi là nghi lễ quan trọng nhất của vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. 
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-3
 Theo hệ tư tưởng Nho giáo, nhà vua được xem là thiên tử - con trời, người tuân theo mệnh trời để trị vì dân chúng. Lễ tế trời đất được thực hiện nhằm thể hiện uy quyền của hoàng đế và tính chính danh của triều đại. 
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-4
 Với mục đích như vậy, sau khi lên ngôi được ít lâu, vua Gia Long đã cho xây đàn Nam Giao. Tương truyền, vua đã lệnh cho các tỉnh trong cả nước gửi đất về để đắp đàn, nhằm biểu trưng cho sự thống nhất giang sơn từ Nam đến Bắc. 
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-5
 Đàn gồm ba tầng, phản ánh thế giới quan Nho giáo với tầng trên cùng hình tròn tượng trưng cho trời, tầng giữa hình vuông tượng trưng cho đất và tầng dưới cùng cũng hình vuông tượng trưng cho người.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-6
 Lễ tế Giao đã được triều Nguyễn tổ chức đều đặn vào mỗi mùa xuân kể từ năm 1807 đến năm 1885. Theo thông lệ, sau Tết Nguyên đán, Khâm Thiên Giám sẽ chọn ra một ngày tốt để dâng lên nhà vua phê chuẩn, sau đó triều đình bắt đầu chuẩn bị cho đại lễ. 
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-7
 Trước lễ tế ba ngày, tượng Đồng nhân (tượng người bằng đồng cầm biển đề ba chữ “tĩnh trai giới”) sẽ được rước vào điện Cần Chánh. Từ thời điểm này, nhà vua phải tiến hành trai giới, diệt dục để giữ mình “sạch sẽ” trước khi đứng vào vị trí chủ tế.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-8
Một ngày trước lễ tế Giao, nhà vua cùng tùy tùng rời kinh thành và di chuyển đến khu vực đàn Nam Giao bằng một lễ rước hoành tráng. Đoàn rước của nhà vua gọi là ngự đạo, được chia làm 3 phần: tiền đạo, trung đạo và hậu đạo.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-9
 Dọc theo con đường mà nhà vua đi qua (ngự lộ), các hương thân kỳ lão của 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường, đồng thời họ cũng phải lạy đón khi xa giá của nhà vua đi ngang qua.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-10
 Sau khi đi hết ngự lộ dài hơn 3 km từ kinh thành lên đến khu vực đàn Nam Giao, nhà vua được rước vào trai cung để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho lễ tế chính thức vào rạng sáng ngày hôm sau.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-11
 Lễ tế diễn ra theo trình tự nghiêm ngặt với các nghi thức cầu kỳ, kéo dài từ lúc trời còn tối và kết thúc vào rạng sáng. Người không có phận sự trong việc hành lễ sẽ không được phép bước vào khu vực đàn Nam Giao cho đến khi mọi việc hoàn tất.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-12
 Sau thất bại của cuộc tấn công Kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo năm 1885, lễ tế Giao đã bị gián đoạn trong 7 năm. Đến năm 1891, dưới thời vua Thành Thái, lễ tế Giao mới được tiếp tục cử hành nhưng theo thể thức ba năm một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-13
 Lễ tế trời đất cuối cùng của triều Nguyễn được cử hành tại đàn Nam Giao vào ngày 23/3/1945, do vua Bảo Đại chủ trì. Cùng với sự cáo chung của chế độ quân chủ sau Cách mạng tháng Tám 1945, lễ tế Giao cũng đồng thời chấm dứt.
Dieu bat ngo ve dan te troi dat cua nha Nguyen-Hinh-14
 Đến kỳ Festival Huế năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn như một hoạt động trình diễn đặc sắc. Nghi lễ tiếp tục là điểm nhấn trong các mùa Festival Huế sau đó.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Các loài vật trong Sách Đỏ xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Hơn nửa các loài vật được khắc hình trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn ngày nay là loài đã Tuyệt chủng, Nguy cấp, hoặc Sẽ nguy cấp... đối chiếu theo Sách Đỏ Việt Nam.

Cac loai vat trong Sach Do xuat hien tren Cuu Dinh nha Nguyen
 Trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên của Cửu Đỉnh nhà Nguyễn có hình tượng “Trĩ”, nghĩa là chim trĩ, các loài chim họ hàng với gà. Trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài chim trĩ được xếp vào hạng Nguy cấp, như trĩ đỏ, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào trắng...

Phục chế ảnh các mỹ nhân thời nhà Nguyễn cực đẹp

Những bức ảnh phục chế chụp các mỹ nhân thời nhà Nguyễn khiến công chúng không khỏi bất ngờ bởi dung mạo kiều diễm mà còn bởi các bí quyết làm đẹp.

Phuc che anh cac my nhan thoi nha Nguyen cuc dep
Khi xem các bức ảnh phục chế chụp các mỹ nhân thời nhà Nguyễn, nhiều người không khỏi ấn tượng bởi vẻ đẹp của phụ nữ thời đó. Họ sở hữu những đặc điểm được xem là chuẩn mực vẻ đẹp nữ giới gồm: mắt lá răm, lông mày lá liễu, sống mũi dọc dừa, mái tóc đen láy...