Điều bí ẩn cảm động trong bức họa người phụ nữ khóc

Ngay khi phóng to bức tranh nổi tiếng Người phụ nữ khóc của họa sĩ Chris Ofili, chi tiết đặc biệt này đã khiến không ít người cảm động.

Năm 1998, họa sĩ người Anh Chris Ofili đã trở thành họa sĩ da màu đầu tiên giành được giải thưởng Turner, giải thưởng nghệ thuật danh giá trên thế giới, với bức tranh mang tựa đề "No Woman, No Cry"(cao 2,4m, rộng 1,8m, nhiều lớp trên vải canvas).Tựa đề của tác phẩm này cũng gây chú ý lớn khi được Ofili lấy cảm hứng từ tên một bài hát ra mắt năm 1974 của nhạc sĩ người Jamaica Bob Marley.

Dieu bi an cam dong trong buc hoa nguoi phu nu khoc

Họa sĩ Chris Ofili

Dieu bi an cam dong trong buc hoa nguoi phu nu khoc-Hinh-2

Bức tranh "No Woman, No Cry"

Bức tranh này đặc biệt vẽ chân dung của một người phụ nữ da màu đang khóc giữa tấm lưới đan bằng nhiều hình mẫu trừu tượng. Người phụ nữ có mái tóc sẫm màu và nước da đen bóng. Cô ấy trang điểm bóng mắt xanh, môi son đỏ, đeo một chuỗi hạt màu nằm ngay dưới chân tóc và một chiếc vòng cổ mảnh màu đen. Được biết, Chris Ofili đã sáng tạo nên bức tranh này nhằm bày tỏ lòng kính trọng đối với Doreen Lawrence, mẹ của cậu thiếu niên Stephen Lawrence.

Ngay khi phóng to bức tranh, người ta nhận thấy rằng, thực chất, bên trong mỗi giọt nước mắt của người phụ nữ trong tranh đều là hình ảnh gương mặt của Stephen Lawrenceở trung tâm. Qua đó, thể hiện rõ tình yêu thương, sự đau lòng dành cho chàng trai này.

Dieu bi an cam dong trong buc hoa nguoi phu nu khoc-Hinh-3

Hình ảnh gương mặt của Stephen Lawrence trong những giọt nước mắt

Ngoài ra, tác giả cũng tinh tế cài cắm dòng chữ "RIP Stephen Lawrence 1974–1993" (Tạm dịch: Yên nghỉ nhé Stephen Lawrence 1974-1993) chính giữa bức tranh. Tuy nhiên, do được viết bằng sơn dạ quang, dòng chữ này chỉ có thể được nhìn thấy khi đặt trong không gian tối.

Dieu bi an cam dong trong buc hoa nguoi phu nu khoc-Hinh-4

Dòng chữ dạ quang ẩn sau các lớp sơn của bức tranh 

Sự thật sửng sốt bên trong bức tranh 160 năm tuổi của Paul Cézanne

Khi tiến hành kiểm tra định kỳ bức họa Still Life with Bread and Eggs (Tĩnh vật với Bánh mì và Trứng) của Paul Cézanne thì vị Giám đốc bảo tàng Serena Urry, nhận thấy có điều kỳ lạ.

Su that sung sot ben trong buc tranh 160 nam tuoi cua Paul Cezanne
 Đối với một tác phẩm nghệ thuật có niên đại từ năm 1865, việc xuất hiện những vết nứt nhỏ không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng tập trung ở hai khu vực cụ thể, thay vì phân bố đều trên canvas.

Bức họa 40.000 năm tuổi và kiến thức không ngờ của người tiền sử

Một số bức họa trong hang động lâu đời nhất trên thế giới đã cho thấy cách người cổ đại có kiến ​​thức tương đối tiên tiến về thiên văn học.

Theo phys.org, các tác phẩm nghệ thuật tại các địa điểm trên khắp châu Âu không chỉ đơn giản là mô tả động vật hoang dã như chúng ta đã từng nghĩ. Thay vào đó, một phân tích mới đây đã cho thấy các biểu tượng động vật đại diện cho các chòm sao trên bầu trời đêm và được sử dụng để đại diện cho ngày tháng cũng như đánh dấu các sự kiện như mưa sao băng.

Tin mới