Điều chưa biết về máy bay chiến đấu phản lực thế hệ 1

Điều chưa biết về máy bay chiến đấu phản lực thế hệ 1

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện các máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ nhất đã đặt dấu chấm hết cho các máy bay động cơ cánh quạt.

Xem toàn bộ ảnh
Trên thực tế, các loại  máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ nhất không đủ hiện đại và đạt được kỳ vọng cả các tướng lĩnh quân đội nên "cái chết" của các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt mới được "kéo dài" ra thêm một chút. Ảnh: Chiếc phản lực Me 262 của Đức. Nguồn ảnh: Wiki.
Trên thực tế, các loại máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ nhất không đủ hiện đại và đạt được kỳ vọng cả các tướng lĩnh quân đội nên "cái chết" của các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt mới được "kéo dài" ra thêm một chút. Ảnh: Chiếc phản lực Me 262 của Đức. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên việc một loại máy bay thế hệ mới với tốc độ cao hơn, đạt được độ cao lớn hơn và có trọng tải lớn hơn đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới quân sự thời bấy giờ. Ảnh: Mẫu thử nghiệm phản lực cơ He 126 của Đức. Nguồn ảnh: Aviation.
Tuy nhiên việc một loại máy bay thế hệ mới với tốc độ cao hơn, đạt được độ cao lớn hơn và có trọng tải lớn hơn đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới quân sự thời bấy giờ. Ảnh: Mẫu thử nghiệm phản lực cơ He 126 của Đức. Nguồn ảnh: Aviation.
Tốc độ cao hơn đồng nghĩa với việc vòng cua của những chiến đấu cơ phản lực này sẽ lớn hơn, tương đương với việc khoảng cách chiến đấu giữa các phi cơ phản lực sẽ rất lớn, chứ không bó hẹp trong một vài trăm mét như các loại máy bay cánh quạt đời cũ. Ảnh: Phản lực cơ thế hệ thứ nhất H3 178 của Đức. Nguồn ảnh: Military.
Tốc độ cao hơn đồng nghĩa với việc vòng cua của những chiến đấu cơ phản lực này sẽ lớn hơn, tương đương với việc khoảng cách chiến đấu giữa các phi cơ phản lực sẽ rất lớn, chứ không bó hẹp trong một vài trăm mét như các loại máy bay cánh quạt đời cũ. Ảnh: Phản lực cơ thế hệ thứ nhất H3 178 của Đức. Nguồn ảnh: Military.
Điều này sẽ khiến các phi công dày dặn kinh nghiệm từ thời thế chiến hai gần như... mất hết đất dụng võ vì những kinh nghiệm điều khiển máy bay cánh quạt trong không chiến gần như "vô dụng" khi được đặt lên các loại máy bay phản lực. Ảnh: Tiêm kích MiG-9 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wwars.
Điều này sẽ khiến các phi công dày dặn kinh nghiệm từ thời thế chiến hai gần như... mất hết đất dụng võ vì những kinh nghiệm điều khiển máy bay cánh quạt trong không chiến gần như "vô dụng" khi được đặt lên các loại máy bay phản lực. Ảnh: Tiêm kích MiG-9 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wwars.
Tuy nhiên, cũng phải mãi đến chiến tranh Triều Tiên thì những loại phản lực cơ thế hệ thứ nhất mới tạm gọi là hoàn thiện và có khả năng không chiến "gần bằng" so với các loại máy bay cánh quạt cùng thời. Tuy vậy chúng vẫn rất bất ổn định khi bay nhanh, cơ động kém vì tốc độ quá cao, dễ hỏng hóc và khó bảo dưỡng. Ảnh: Tiêm kích P-59 của Mỹ. Nguồn ảnh: SAS.
Tuy nhiên, cũng phải mãi đến chiến tranh Triều Tiên thì những loại phản lực cơ thế hệ thứ nhất mới tạm gọi là hoàn thiện và có khả năng không chiến "gần bằng" so với các loại máy bay cánh quạt cùng thời. Tuy vậy chúng vẫn rất bất ổn định khi bay nhanh, cơ động kém vì tốc độ quá cao, dễ hỏng hóc và khó bảo dưỡng. Ảnh: Tiêm kích P-59 của Mỹ. Nguồn ảnh: SAS.
Mặc dù vậy, với lợi thế tốc độ cao và khả năng thoát khỏi vùng nguy hiểm chỉ trong cái chớp mắt, các loại phản lực cơ thế hệ thứ nhất đã "được lòng" ngay cả những sỹ quan khó tính nhất trong Quân đội Mỹ và được Lầu Năm Góc đồng ý đổ thêm tiền vào nghiên cứu. Ảnh: Chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ nhất Nakajima J9Y của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Military.
Mặc dù vậy, với lợi thế tốc độ cao và khả năng thoát khỏi vùng nguy hiểm chỉ trong cái chớp mắt, các loại phản lực cơ thế hệ thứ nhất đã "được lòng" ngay cả những sỹ quan khó tính nhất trong Quân đội Mỹ và được Lầu Năm Góc đồng ý đổ thêm tiền vào nghiên cứu. Ảnh: Chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ nhất Nakajima J9Y của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Military.
Nhận thấy phía Mỹ đang đổ tiền vào nghiên cứu máy bay phản lực, các quốc gia khác trên thế giới cũng cố... làm điều tương tự và kết quả là đã có hơn... 70 mẫu chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ nhất ra đời trên khắp thế giới chỉ tính trong những năm 50 của thế kỷ trước. Ảnh: Máy bay phản lực Avro CF-100 của Không quân Canada. Nguồn ảnh: Museca.
Nhận thấy phía Mỹ đang đổ tiền vào nghiên cứu máy bay phản lực, các quốc gia khác trên thế giới cũng cố... làm điều tương tự và kết quả là đã có hơn... 70 mẫu chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ nhất ra đời trên khắp thế giới chỉ tính trong những năm 50 của thế kỷ trước. Ảnh: Máy bay phản lực Avro CF-100 của Không quân Canada. Nguồn ảnh: Museca.
Kết quả là hầu hết các mẫu máy bay đều chỉ dừng ở mức độ... thử nghiệm, ngoại trừ những chiếc tiêu biểu có khả năng thực chiến thực sự như F-80 của Mỹ và MiG-9 của Nga. Nguồn ảnh: Warthunder.
Kết quả là hầu hết các mẫu máy bay đều chỉ dừng ở mức độ... thử nghiệm, ngoại trừ những chiếc tiêu biểu có khả năng thực chiến thực sự như F-80 của Mỹ và MiG-9 của Nga. Nguồn ảnh: Warthunder.
Chính sự "đầu tư" vào nghiên cứu một cách "vô tội vạ" như vậy đã giúp các nhà khoa học có thêm chi phí để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, chế tạo và nâng cấp kỹ thuật để cho ra đời các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ hai hiện đại hơn sau này, chính thức đánh dấu chấm hết cho các loại chiến đấu cơ sử dụng động cơ cánh quạt. Nguồn ảnh: Flug.
Chính sự "đầu tư" vào nghiên cứu một cách "vô tội vạ" như vậy đã giúp các nhà khoa học có thêm chi phí để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, chế tạo và nâng cấp kỹ thuật để cho ra đời các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ hai hiện đại hơn sau này, chính thức đánh dấu chấm hết cho các loại chiến đấu cơ sử dụng động cơ cánh quạt. Nguồn ảnh: Flug.

GALLERY MỚI NHẤT