Điều gì đã khiến người Mỹ đại bại tại Đường 9 - Nam Lào?

Điều gì đã khiến người Mỹ đại bại tại Đường 9 - Nam Lào?

(Kiến Thức) - Các chiến thuật tốn nhiều giấy mực và tiền của được tướng lĩnh và cố vấn quân sự Lầu Năm Góc thiết kế ra đã thảm bại trong cuộc hành quân quy mô lớn đầy tiếng tăm này khiến nước Mỹ phải muối mặt.

Xem toàn bộ ảnh
Trong chiến dịch hành quân được phía Sài Gòn và Mỹ gọi là Lam Sơn 719 còn phía ta gọi là  Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, quân đội Mỹ đã tung gần như đủ mọi loại chiến thuật tiên tiến và hiện đại nhất của nước này vào chiến trường nhưng kết quả vẫn là thất bại đầy ê chề. Nguồn ảnh: Thevietnam.
Trong chiến dịch hành quân được phía Sài Gòn và Mỹ gọi là Lam Sơn 719 còn phía ta gọi là Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, quân đội Mỹ đã tung gần như đủ mọi loại chiến thuật tiên tiến và hiện đại nhất của nước này vào chiến trường nhưng kết quả vẫn là thất bại đầy ê chề. Nguồn ảnh: Thevietnam.
Đầu tiên phải nói tới chiến thuật trực thăng vận, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên trực thăng lên thẳng được Mỹ sử dụng với quy mô lớn và tất nhiên chiến thuật này được Mỹ sử dụng triệt để trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Nguồn ảnh: DTL.
Đầu tiên phải nói tới chiến thuật trực thăng vận, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên trực thăng lên thẳng được Mỹ sử dụng với quy mô lớn và tất nhiên chiến thuật này được Mỹ sử dụng triệt để trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Nguồn ảnh: DTL.
Kể từ trước khi Lam Sơn 719 diễn ra, các chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã vấp phải nhiều chỉ trích do nó gặp nhiều vấn đề và có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, giới học thuật quân sự thế giới lúc này vẫn có một phe bảo vệ ý kiến cho rằng trực thăng vũ trang có khả năng thay thế hoàn toàn xe tăng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tabas.
Kể từ trước khi Lam Sơn 719 diễn ra, các chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã vấp phải nhiều chỉ trích do nó gặp nhiều vấn đề và có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, giới học thuật quân sự thế giới lúc này vẫn có một phe bảo vệ ý kiến cho rằng trực thăng vũ trang có khả năng thay thế hoàn toàn xe tăng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tabas.
Với hỏa lực mạnh, có động tốt ở độ cao thấp, các trực thăng vũ trang có thể cung cấp yểm trợ rất tốt cho bộ binh và còn có thể tham gia vào nhiệm vụ vận tải, tải thương,... Nguồn ảnh: Daum.
Với hỏa lực mạnh, có động tốt ở độ cao thấp, các trực thăng vũ trang có thể cung cấp yểm trợ rất tốt cho bộ binh và còn có thể tham gia vào nhiệm vụ vận tải, tải thương,... Nguồn ảnh: Daum.
Tuy nhiên, ở Đường 9 - Nam Lào, bộ đội ta đã chứng minh rằng chiến thuật trực thăng vận của Mỹ là thất bại thảm hại, thất bại mang tính toàn diện. Nguồn ảnh: Geographi.
Tuy nhiên, ở Đường 9 - Nam Lào, bộ đội ta đã chứng minh rằng chiến thuật trực thăng vận của Mỹ là thất bại thảm hại, thất bại mang tính toàn diện. Nguồn ảnh: Geographi.
Cụ thể, chiến thuật này của Mỹ rất thích hợp khi đối đầu với... du kích ta do có hỏa lực trên không vượt trội hoàn toàn và bù lại, các lực lượng chủ lực ta thường tránh đối đầu trực diện với trực thăng Mỹ trong các chiến dịch quân sự trước chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Nguồn ảnh: GDR.
Cụ thể, chiến thuật này của Mỹ rất thích hợp khi đối đầu với... du kích ta do có hỏa lực trên không vượt trội hoàn toàn và bù lại, các lực lượng chủ lực ta thường tránh đối đầu trực diện với trực thăng Mỹ trong các chiến dịch quân sự trước chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Nguồn ảnh: GDR.
Tuy nhiên, ở Đường 9 - Nam Lào, quân ta chủ động đánh lớn, đánh theo kiểu quy ước với vũ khí phòng không từ súng, pháo tới cả tên lửa, điều này đã khiến tất cả các loại trực thăng của Mỹ tham chiến phải chịu tổn thất cực lớn. Với tổng cộng 168 trực thăng bị hạ, 618 chiếc bị bắn hư hỏng nặng, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã thất bại thảm hại tại Nam Lào. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, ở Đường 9 - Nam Lào, quân ta chủ động đánh lớn, đánh theo kiểu quy ước với vũ khí phòng không từ súng, pháo tới cả tên lửa, điều này đã khiến tất cả các loại trực thăng của Mỹ tham chiến phải chịu tổn thất cực lớn. Với tổng cộng 168 trực thăng bị hạ, 618 chiếc bị bắn hư hỏng nặng, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã thất bại thảm hại tại Nam Lào. Nguồn ảnh: Wiki.
Tiếp đến là chiến thuật sử dụng pháo tự hành, loại pháo tự hành được Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn sơn dòng chữ "Vua Chiến Trường" lên nòng được sử dụng tại Đường 9 là loại pháo tự hành M107. Nguồn ảnh: Military.
Tiếp đến là chiến thuật sử dụng pháo tự hành, loại pháo tự hành được Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn sơn dòng chữ "Vua Chiến Trường" lên nòng được sử dụng tại Đường 9 là loại pháo tự hành M107. Nguồn ảnh: Military.
Loại pháo này có tầm bắn xa, sức công phá lớn và có độ cơ động cao, tuy nhiên, nhược điểm của nó lại là không được bọc giáp và chính sự cơ động cao đã khiến các sĩ quan pháo binh của Sài Gòn lúng túng, tính toán đường đạn sai lệch lớn do các thiết bị định vị thời bấy giờ quá kém. Nguồn ảnh: Wiki.
Loại pháo này có tầm bắn xa, sức công phá lớn và có độ cơ động cao, tuy nhiên, nhược điểm của nó lại là không được bọc giáp và chính sự cơ động cao đã khiến các sĩ quan pháo binh của Sài Gòn lúng túng, tính toán đường đạn sai lệch lớn do các thiết bị định vị thời bấy giờ quá kém. Nguồn ảnh: Wiki.
Kết quả là khi pháo tự hành M107 của Mỹ phải đối đầu với pháo kéo M-46 cỡ nòng 130 mm của ta, pháo binh ta đã "hủy diệt" lực lượng pháo tự hành của Sài Gòn. Trong nhiều thước phim tư liệu, binh lính Sài Gòn còn phải thừa nhận pháo binh của quân giải phóng quá khỏe, quá nhiều và quá chính xác. Nguồn ảnh: Armo.
Kết quả là khi pháo tự hành M107 của Mỹ phải đối đầu với pháo kéo M-46 cỡ nòng 130 mm của ta, pháo binh ta đã "hủy diệt" lực lượng pháo tự hành của Sài Gòn. Trong nhiều thước phim tư liệu, binh lính Sài Gòn còn phải thừa nhận pháo binh của quân giải phóng quá khỏe, quá nhiều và quá chính xác. Nguồn ảnh: Armo.
Với việc không bọc thép, kíp lái của M107 cần phải chuẩn bị hầm và hào trước khi khai hỏa để tránh bị phản pháo. Tuy nhiên việc chuẩn bị này lại kéo độ cơ động của pháo tự hành M107 xuống bằng không. Các tài liệu của Quân đội Mỹ cũng cho thấy, khả năng cơ động của M107 dù có nhưng chưa đủ nhanh để thoát ra khỏi các đợt phản pháo rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Với việc không bọc thép, kíp lái của M107 cần phải chuẩn bị hầm và hào trước khi khai hỏa để tránh bị phản pháo. Tuy nhiên việc chuẩn bị này lại kéo độ cơ động của pháo tự hành M107 xuống bằng không. Các tài liệu của Quân đội Mỹ cũng cho thấy, khả năng cơ động của M107 dù có nhưng chưa đủ nhanh để thoát ra khỏi các đợt phản pháo rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Cuối cùng là yếu tố con người, phía Sài Gòn và Mỹ đã phán đoán sai lực lượng của ta trong khu vực và chỉ tung vào ban đầu 17.000 quân, sau tăng lên 21.000 quân kèm theo 10.000 quân hỗ trợ ở tuyến sau. Tuy nhiên, con số đó là không thấm vào đâu với quân số và lối đánh mới của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Know.
Cuối cùng là yếu tố con người, phía Sài Gòn và Mỹ đã phán đoán sai lực lượng của ta trong khu vực và chỉ tung vào ban đầu 17.000 quân, sau tăng lên 21.000 quân kèm theo 10.000 quân hỗ trợ ở tuyến sau. Tuy nhiên, con số đó là không thấm vào đâu với quân số và lối đánh mới của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Know.
Bị bất ngờ về quân số của ta, cộng thêm với việc quân đội ngụy Sài Gòn tỏ ra yếu kém, chưa từng đụng trận với quy mô lớn tới như vậy đã kéo tụt tinh thần của đội quân này xuống rất nhanh. Nguồn ảnh: World.
Bị bất ngờ về quân số của ta, cộng thêm với việc quân đội ngụy Sài Gòn tỏ ra yếu kém, chưa từng đụng trận với quy mô lớn tới như vậy đã kéo tụt tinh thần của đội quân này xuống rất nhanh. Nguồn ảnh: World.
Các phi công Mỹ trong chiến dịch này phụ trách nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực và di tản thương binh đã bị lính Sài Gòn vắt kiệt sức do gọi yểm trợ và gọi di tản quá nhiều. Thậm chí, nhiều phi công Mỹ còn khẳng định mỗi khi trực thăng đến di tản thương binh, hàng chục lính Sài Gòn còn lành lặn đã tranh chỗ trên trực thăng chỉ để thoát ra khỏi cuộc chiến. Nguồn ảnh: VTG.
Các phi công Mỹ trong chiến dịch này phụ trách nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực và di tản thương binh đã bị lính Sài Gòn vắt kiệt sức do gọi yểm trợ và gọi di tản quá nhiều. Thậm chí, nhiều phi công Mỹ còn khẳng định mỗi khi trực thăng đến di tản thương binh, hàng chục lính Sài Gòn còn lành lặn đã tranh chỗ trên trực thăng chỉ để thoát ra khỏi cuộc chiến. Nguồn ảnh: VTG.
Với những sai lầm nối tiếp sai lầm như vậy, không khó hiểu khi quân giải phóng đã giành được chiến thắng mang tính tuyệt đối, một chiến thắng mang tính bước ngoặt của cuộc chiến, khiến Mỹ "ngoan" hơn hẳn ở bàn đàm phán Paris. Nguồn ảnh: TTVH.
Với những sai lầm nối tiếp sai lầm như vậy, không khó hiểu khi quân giải phóng đã giành được chiến thắng mang tính tuyệt đối, một chiến thắng mang tính bước ngoặt của cuộc chiến, khiến Mỹ "ngoan" hơn hẳn ở bàn đàm phán Paris. Nguồn ảnh: TTVH.
Mời độc giả xem Video: Viếng nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 - Nam Lào.

GALLERY MỚI NHẤT