Điều gì giúp Tập đoàn Hoà Bình có lãi quý II/2024 cao nhất lịch sử?

(Vietnamdaily) - Cả quý II vừa rồi, Tập đoàn Hoà Bình lãi sau thuế hơn 684 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 268 tỷ đồng cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ khi thành lập.
 

Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với doanh thu thuần đạt gần 2.160 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn lại tăng 10% nên lãi gộp giảm tới 74% còn 100 tỷ đồng.

Điểm sáng trong bức tranh tài chính quý này là tập đoàn đã ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính hơn 46 tỷ đồng, hơn gấp đôi quý II/2023, chủ yếu nhờ phát sinh gần 19 tỷ đồng lãi bán các khoản đầu tư. Bên cạnh đó, lãi tiền gửi và cho vay ghi nhận hơn 27 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 5 tỷ đồng.

Mặt khác, Hoà Bình còn được hoàn nhập hơn 220 tỷ đồng chi phí quản lý trong quý vừa rồi, nhờ hoàn nhập đến gần 293 tỷ đồng dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Đồng thời, nhà thầu xây dựng này còn khoảng lợi nhuận khác gần 515 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chưa đến 1 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận đột biến này chủ yếu đến từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Trước đó tháng 3/2024, Hoà Bình có ý định chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec - công ty con quản lý khai thác thiết bị máy móc cho tập đoàn.

Kết quả, Hoà Bình lãi sau thuế hơn 684 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 268 tỷ đồng cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ khi thành lập.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn đem về 3.811 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Công ty lãi sau thuế 741 tỷ cùng kỳ lỗ 713 tỷ.

So với kế hoạch lãi sau thuế 434 tỷ đồng năm 2024, tập đoàn Hoà Bình không những hoàn thành mục tiêu sớm 6 tháng mà còn vượt gần 71% con số cả năm.

Dieu gi giup Tap doan Hoa Binh co lai quy II/2024 cao nhat lich su?
 Hoà Bình lãi sau thuế hơn 684 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Hoà Bình hơn 15.600 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Mức tăng chủ yếu đến từ khoản mục phải thu ngắn hạn khi số trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm.

Bên cạnh đó, tài sản dở dang dài hạn có giá trị gần 789 tỷ đồng, trong khi cuối năm trước chỉ gần 47 tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty phát sinh gần 742 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ dự án bất động sản.

Chiều ngược lại, lượng tiền nắm giữ và hàng tồn kho lần lượt giảm 20% và 31%, còn hơn 324 tỷ đồng và gần 1.600 tỷ đồng.

Cuối kỳ, tổng nợ phải trả giảm hơn nghìn tỷ về còn 14.000 tỷ đồng. Mức giảm này chủ yếu đến từ việc tổng dư nợ vay và giá trị khoản mục phải trả người bán ngắn hạn lần lượt giảm 5% và 16%, về mức gần 4.500 tỷ đồng và hơn 4.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp top1 ngành tôn mạ sắp huy động gần 1.600 tỷ làm nhà máy mới

(Vietnamdaily) - Thép Nam Kim sắp chào bán hơn 131 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động vốn xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nếu thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ áp sát Tập đoàn Hoa Sen.

Doanh nghiep top1 nganh ton ma sap huy dong gan 1.600 ty lam nha may moi
Thép Nam Kim dự kiến xây nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 

CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG), doanh nghiệp đang đứng đầu thị phần ngành tôn mạ, vừa công bố Nghị quyết về việc chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng và thưởng cổ phiếu cho cổ đông. 

Thế khó của doanh nghiệp xi măng, chật vật tìm đầu ra

(Vietnamdaily) - Ngành xi măng đang đối diện với thảm cảnh khi tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu trầm lắng. Trong khi đó, các chi phí đầu vào liên tục tăng, và việc tăng giá bán lại chưa thể thực hiện được vì đang phải cạnh tranh gay gắt.

Bộ Tài chính vừa ban hành quyết định thanh tra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và 3 công ty con gồm Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng và CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1).

Nội dung thanh tra sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán doanh thu, chi phí và báo cáo kết quả kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; và chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính khác đối với doanh nghiệp.