Điều gì khiến cổ phiếu PVD lao về dưới mệnh giá, mức thấp nhất trong lịch sử niêm yết?

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đã xuống mốc thấp nhất trong lịch sử niêm yết.

Do chịu áp lực kép từ việc giá dầu thế giới về vùng giá thấp nhất chục năm trở lại đây và tác động thị trường từ Covid-19, nên cổ phiếu PVD giảm xuống mức giá thấp nhất lịch sử niêm yết với 8.160 đồng/cp, kết phiên 23/3.

Trước khi Covid-19 xảy ra, PVD vẫn đang giao dịch quanh mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu, việc giá sụt giảm thê thảm những ngày qua khiến PVD mất hơn 40% giá trị chỉ trong chưa đầy 3 tháng.

Thanh khoản cổ phiếu PVD những ngày cổ phiếu này xuyên đáy lịch sử cao hơn bao giờ hết. Có nhiều phiên, PVD đạt thanh khoản hơn 5 triệu cổ phiếu.

Hành trình đổ dốc của cổ phiếu PVD

Sau 1 năm khi hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần, tháng 12/2006, PVD chính thức niêm yết cổ phiếu trên HoSE với giá chốt phiên chào sàn đạt 130.000 đồng/cp.

Vào năm 2007, cổ phiếu PVD xác lập đỉnh trong phiên giao dịch 3/2 với mức giá 295.000 đồng/cp. Đáng chú ý, từ khi niêm yết đến giai đoạn 2014, PVD liên tục tăng trưởng về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

Đỉnh điểm là năm 2014, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt được những con số ấn tượng, cao nhất trong lịch sử với 20.884 tỷ đồng và 2.539 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2014 cũng góp phần đẩy PVD lên đỉnh hơn 80.000 đồng/cp (đã điều chỉnh do phát hành thêm cổ phiếu).

Dieu gi khien co phieu PVD lao ve duoi menh gia, muc thap nhat trong lich su niem yet?
 Hành trình đổ dốc của cổ phiếu PVD.

Từ năm 2015 giá dầu giảm kéo theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dần đi xuống. Thực tế, 2015 là năm khó khăn của thị trường dầu khí với giá dầu giảm trên 60%, xuống mức dưới 40 USD/thùng. Thị trường dịch vụ khoan dầu khí cũng chịu ảnh hưởng mạnh khi các nhà thầu dừng, giãn chương trình khoan.

Giá cho thuê giàn khoan và các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan giảm sút, cũng như cạnh tranh ngày càng gay gắt khi số lượng giàn không có việc tăng lên. Tại khu vực Đông Nam Á, hiệu suất sử dụng giàn khoan giảm từ 94% (năm 2014) xuống còn khoảng 69%. Tại Việt Nam, số lượng giàn khoan hoạt động bình quân giảm từ 17 giàn xuống chỉ còn 7 giàn. 

Với PVD, 3/5 giàn khoan của doanh nghiệp chịu cảnh “thất nghiệp” trong năm 2015. Bên cạnh đó giá dầu giảm mạnh cũng khiến giá thuê giàn khoan và các dịch vụ liên quan đến khoan giảm 15-25%. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận năm 2015 của PVD sụt giảm lần lượt 30,8% và 31,2%.

Sự sa sút về hiệu quả kinh doanh đã đẩy PVD lần đầu tiên rơi xuống dưới mốc 20.000 đồng/cp. Thậm chí, PVD rơi xuống chỉ còn 15.000 đồng/cp, sau thông tin nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Đỗ Văn Khạnh bị khởi tố do liên quan đến đại án Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Những năm gần đây, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của PVD đã có dấu hiệu khởi sắc, biến cố giá dầu lại là nỗi ám ảnh với các cổ đông.

Điển hình là năm 2019 lợi nhuận sau thuế đạt 177 tỷ đồng (tăng 2,5%) và hoàn thành kế hoạch. Năm 2019, thị trường dầu khí thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, giá dầu Brent vào đầu năm đạt trên ngưỡng 65 USD/thùng.

Thế nhưng, biến cố giá dầu một lần nữa đẩy PVD lao dốc kinh hoàng. Kể từ phiên giao dịch ngày 9/3, sau thông tin giá dầu giảm hơn 30%, xuống chỉ còn hơn 30 USD/thùng, PVD liên tục sụt giảm và lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch 14 năm, cổ phiếu PVD đã rơi xuống dưới mệnh giá 10.000 đồng/cp. 

Dieu gi khien co phieu PVD lao ve duoi menh gia, muc thap nhat trong lich su niem yet?-Hinh-2
 

PVD có gặp khó trong năm 2020?

Năm 2019 là năm PVD đã triển khai thành công công tác phát triển dịch vụ khoan ra nước ngoài với 4 giàn khoan tự nâng đang làm việc tại Malaysia, đồng thời phát triển thêm một số dịch vụ ra nước ngoài.

Doanh thu của Công ty trong năm 2019 đạt 4.500 tỷ đồng, vượt 17% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 88 tỷ đồng. Theo đó, PVD đã nộp ngân sách Nhà nước 460 tỷ đồng.

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect cho thấy, lợi nhuận ròng của PVD năm 2020 ước tính tăng 35,2% so cùng kỳ, đạt 11 triệu USD nhờ hiệu suất hoạt động của các giàn tự nâng tăng 5% lên 95%. Bên cạnh đó, giá thuê ngày tăng 7,4% so với năm 2019 và hoàn nhập dự phòng nợ xấu 4,3 triệu USD.

Tính từ đầu năm nay đến phiên ngày 20/3, giá cổ phiếu PVD đã giảm trên 20%. Trong năm 2020, tất cả các giàn tự nâng của PVD đã có việc làm với giá thuê cố định theo hợp đồng, trung bình khoảng 65.000 USD/ngày (tăng 7,4% so cùng kỳ).

Tuy nhiên, việc giá dầu duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài có thể khiến các dự án phát triển dầu khí mới của PVD bị trì hoãn do dòng tiền khai thác dự án trở nên kém khả quan hơn. Bên cạnh đó, giá các mảng dịch vụ giếng khoan và hoạt động thương mại có thể bị ảnh hưởng nếu giá dầu ở mức thấp.

Do đâu lãi ròng trong quý 4/2019 của PV Drilling giảm đến 64%?

(Vietnamdaily) - Cả năm 2019, PV Drilling mang về 4.369 tỷ đồng doanh thu thuần và 189 tỷ đồng lãi ròng.
 

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) cho biết doanh thu thuần trong quý 4/2019 giảm nhẹ 1% về 1.390 tỷ đồng. Trong khi đó giá vốn tăng đến 14% khiến lãi gộp của Công ty ghi nhận gần 145 tỷ đồng, giảm 54% so cùng kỳ.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ có tăng mạnh 63% và 392%, chiếm lần lượt 10 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. Do vậy, PV Drilling báo lãi ròng trong kỳ giảm đến 64%, chỉ còn hơn 140 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận gần 386 tỷ đồng.

Giá dầu phục hồi sau phiên lao dốc, cổ phiếu nào đáng lo ngại?

(Vietnamdaily) - Giá dầu giảm sâu thủng mốc 33 USD/thùng là mức hòa vốn của các công ty dầu khí Việt Nam. Nhìn chung, tác động chung tới các doanh nghiệp dầu khí là không tích cực. 

Ngày 10/3, giá dầu Brent tăng 2,31 USD, tương đương 6,7%, lên 36,67 USD và giá dầu WTI tăng 1,79 USD, tương đương 5,8%, lên 32,92 USD/thùng.

Giá dầu phục hồi phần nào sau phiên giảm gần 25% vào ngày 9/3, nhiều nhất kể từ ngày 17/1/1991, khi Chiến tranh vùng Vịnh xảy ra.