Neptune vị thần biển cả và đại dương
Thời cổ đại, tổ tiên của chúng ta chưa biết tới Hải vương tinh-Neptune. Mãi tới năm 1846 các nhà khoa học mới phát hiện ra hành tinh này.
Các đám mây khí xanh thẫm của hành tinh mới đã tạo cho các nhà thiên văn đầu tiên tìm ra nó ấn tượng về những vùng biển và đại dương bao la. Vì vậy, họ đã đặt cho nó cái tên của Neptune, vị thần La Mã cai quản biển cả, tiếp tục truyền thống đặt tên hành tinh theo tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Một bức anh chụp hành tinh khổng lồ xanh màu nước biển của NASA |
Trong thần thoại La Mã, Neptune là vị thần của biển cả và nước, là một trong các con trai của Chronos, anh em của Jupiter (sao Mộc) và Pluto.
(Pluto từng là một trong 9 hành tinh của hệ mặt trời nhưng hiện nay chỉ được xem là một hành tinh lùn, theo phân loại mới nhất của Liên đoàn thiên văn quốc tế IAU từ năm 2008.)
Ảnh: bức tranh "Neptune Calming the Tempest-thần biển cả xua tan những cơn bão khủng khiếp nhất” của họa sĩ Hà Lan Peter Paul Rubens (1635), một trong những họa sĩ châu Âu có nhiều tác phẩm được chào đón nhất trong thế kỷ 17 |
Tàu không gian đầu tiên bay tới Hải vương tinh là Voyager 2 được phóng lên năm 1977 với sứ mệnh ở 4 hành tinh lớn: Mộc tinh, Thổ tinh, Hải vương tinh và Thiên vương tinh. Đây cũng là tàu không gian hoạt động liên tục lâu nhất. Hiện Voyager 2 đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp cận 4 hành tinh lớn, đang ở cách trái đất 16 tỉ km và tiếp tục nhắm tới Sirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời của chúng ta.
Ảnh chụp Voyager 2 trong sứ mệnh xuyên sao (Voyager Interstellar Mission) của NASA |
Chuyện tình xúc động của nàng Galatea
Mặt trăng không viết hoa là thuật ngữ thiên văn chỉ vệ tinh tự nhiên xoay quanh các hành tinh, không phải mặt trăng của trái đất. Không chỉ trái đất mà hành tinh nào cũng có mặt trăng.
Một trong những câu chuyện thần thoại gắn với các mặt trăng của Neptune là bi kịch tình yêu của nàng Galatea và chàng Acis. Câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho vô số tác phẩm nghệ thuật, trong đó có serenade “Acis và Galatea” của nhà soạn nhạc vĩ đại Frideric Händel.
Theo thần thoại Hy Lạp, Galatea sống ở vùng biển bao quanh đảo Sicily có một người thuộc giống người khổng lồ một mắt (Cyclopes) nổi tiếng là Polyphemus. Galatea yêu Acis-chàng chăn cừu con trai của Pan, vị thần nông Hy Lạp bảo vệ dê, cừu và những người chăn cừu.
Một bức tranh nữ thần Galatea của bậc thầy hội họa Raphael thời phục hưng châu Âu thế kỷ 16 tại Villa Farnesina ở Rome, Ý (Ảnh: 1995 Fototeca Storica Nazionale) |
Polyphemus cũng yêu say đắm Galatea. Một lần Polyphemus bắt gặp Galatea và Acis ngủ trên một ngọn đồi phủ đầy cỏ. Không thể kiểm soát mình trước sự ghen tỵ với chàng chăn cừu Acis, Polyphemus đã giết chàng trai bé nhỏ bằng một hòn đá tảng khổng lồ.
Khi Galatea thức dậy thì máu của Acis đã chảy lênh láng trên mặt đất. Cô biến nó thành dòng sông mang tên Acis.
Tượng Galatea-Acis ở đài phun nước La fontaine Médicis tại vườn hoa Luxemburg, Paris. Đằng sau bức tượng trắng của đôi tình nhân là tượng đen của Polyphemus, còn dòng suối phía trước tượng trưng cho dòng máu của Acis (Ảnh: Solli’s Lifestyle) |
Tên của nữ thần biển Galatea, người phục vụ của Poseidon, hoàng đế biển cả trong thần thoại Hy Lạp đã được đặt cho một mặt trăng của Hải vương tinh.
“Thông số kỹ thuật” thú vị về Hải vương tinh và mặt trăng Galatea
Trong thái dương hệ, Hải vương tinh là hành tinh ở xa mặt trời nhất, cách mặt trời 30,05 au (đơn vị thiên văn bằng khoảng cách từ trái đất tới mặt trời).
- Chu kỳ quỹ đạo (thời gian tự quay quanh mình) trong 164,79 năm.
- Đường kính: gần 4 lần trái đất (3,883), lớn thứ 4 trong hệ mặt trời, xếp sau sao Mộc, sao Thổ và sao Thiên Vương.
- Khối lượng: gấp 17 lần trái đất (xếp thứ 3 sau sao Mộc và sao Thổ)
- Độ đậm đặc: 1,64 (nước = 1)
Ảnh NASA: Galatea là một trong 14 vệ tinh của Hải vương tinh và là một trong 7 vệ tinh vòng trong với đường kính 158km. |