Diệu kế “cứu” dân trước ma trận app phòng chống COVID-19

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các bộ, ngành đã phát triển, đưa vào sử dụng nhiều app phòng, chống COVID-19 như: Bluezone, VHD... Để khắc phục tình trạng "loạn ứng dụng", Bộ TT&TT đã có hướng dẫn kỹ thuật về cấp một mã QR cá nhân thống nhất.

Thời gian vừa qua, nhiều bộ, ngành, tỉnh thành triển khai nhiều ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 hay khai báo y tế khác nhau khiến người dùng rối bời, lúng túng, gặp không ít khó khăn trong việc nhận diện, thậm chí phải khai báo nhiều lần...
Loạn app phòng, chống dịch COVID-19 
Hiện Việt Nam đang sử nhiều app phòng, chống dịch COVID-19 khác nhau của các bộ như: Bluezone, NCOVI, Vietnam Health, Sổ sức khoẻ điện tử, Quản lý cách ly... Một số địa phương trên cả nước cũng có app riêng như: HCDC App, Y tế HCM, mới nhất là VNEID (do TP.HCM và Bộ Công an phối hợp xây dựng)...
Trong số này, ngày 8/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã triển khai xây dựng ứng dụng khai báo y tế điện tử VNEID. Theo đó, VNEID được dùng để phục vụ công dân rút ngắn thời gian khai báo y tế trong quá trình tham gia giao thông. Ứng dụng VNEID có khả năng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tính chính xác của thông tin công dân, phục vụ công tác truy vết F0, F1, F2 phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, có khả năng mở rộng triển khai ở các địa điểm khác khi có yêu cầu như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thuốc...
Trong số các ứng dụng nói trên, có 3 nền tảng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 bắt buộc dùng chung trên toàn quốc là: Nền tảng khai báo y tế và quản lý ra vào địa điểm công cộng bằng mã QR Code; Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm và Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
Thêm nữa, một số trang web được đưa vào sử dụng cho công tác phòng, chống dịch cũng như truy vết như tokhaiyte.vn; suckhoe.dancuquocgia.gov.vn...
Do có nhiều ứng dụng và nền tảng phòng, chống dịch COVID-19 nên không ít người dân tỏ ra lúng túng không biết cần sử dụng những ứng dụng nào. Việc "loạn ứng dụng" khiến nhiều người đặt ra câu hỏi làm thế nào để người dân thuận tiện theo dõi và khai báo tình hình sức khỏe nhất trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp.
Dieu ke “cuu” dan truoc ma tran app phong chong COVID-19
Ảnh: suckhoedoisong. 
Thống nhất một mã QR dùng chung cho các ứng dụng
Liên quan đến sự việc này, vào ngày 11/9, thực hiện Nghị quyết 78 ngày 20/7/2021 của Chính phủ, Bộ TT&TT và Bộ Y tế đã thống nhất triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR. Trong đó, mỗi người dân được cấp một mã QR cá nhân thống nhất trên tất cả các ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ TT&TT cũng ra quyết định ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1).
Tài liệu của Bộ TT&TT quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân, hướng dẫn về việc cấp và sử dụng mã QR cá nhân trong các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Theo hướng dẫn, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.
Các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (Phiên bản 1.1).
Các nền tảng phục vụ việc cung cấp, quản lý mã QR cá nhân cũng cần tuân thủ Quy chế 733 ngày 13/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về quản lý dữ liệu y tế của người khai báo y tế từ các phần mềm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, người dân khi ra đường, đến công sở, nơi làm việc, các điểm công cộng, nơi tập trung đông người... cần quét mã QR. Các công sở, doanh nghiệp, cửa hàng, các nơi cung cấp dịch vụ... khi mở cửa phải đảm bảo việc giám sát người ra vào bằng mã QR.
Việc Bộ TT&TT có hướng dẫn để hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đánh giá của giới chuyên gia công nghệ, thời gian tới, khi các tỉnh, thành nới lỏng giãn cách và một số hoạt động nhất định được hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, giải pháp quét mã QR được xem là mang tính cốt lõi để trạng thái bình thường mới được duy trì ổn định và an toàn. 

Chia sẻ với báo chí, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 cũng nhận định: "“Nền tảng quản lý và cấp mã QR cá nhân thống nhất cho người dùng trên các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 hiện đã sẵn sàng. Sẽ cần khoảng 1 tuần cho các ứng dụng kết nối, đồng bộ dữ liệu”.

Thời gian tới, Bộ TT&TT và Bộ Y tế sẽ đánh giá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với các nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trước khi triển khai. Những ứng dụng, nền tảng đáp ứng yêu cầu được công bố tại website https://covid19.tech.gov.vn. Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia chính là đầu mối tổ chức việc tiếp nhận và đánh giá. 

Mời độc giả xem video: Sở Y tế TP.HCM đề xuất giãn cách xã hội gắn liền “Thẻ xanh Covid-19”. Nguồn: THDT.

Hệ thống loa truyền thanh đưa thông tin phòng dịch Covid-19

Từ đầu tháng 2/2020 đến nay, hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường đã trở thành một trong những kênh truyền thông góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 lan tỏa đến từng ngõ xóm, len lỏi tới mỗi gia đình.

He thong loa truyen thanh dua thong tin phong dich Covid-19
Trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã (Ảnh minh họa: Internet) 
Tuyên truyền chống dịch 4 lần mỗi ngày qua loa phường
 “Alo, mày nghe gì chưa con? Nay có thêm mấy trăm người cách ly rồi! Nhớ rửa tay nghe chưa!!!”, những đoạn hội thoại liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 như thế này đã dần trở nên quen thuộc với chị Phan Thanh Hòa, hiện đang sống tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Là một người trẻ đang sống ở Thủ đô, được tiếp xúc với nhiều phương thức truyền thông, thông tin hiện đại khác nên chị Thanh Hòa không mặn mà với các thông tin được cung cấp qua hệ thống đài truyền thanh xã phường. Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị, trong hơn một tháng gần đây, các loa truyền thanh đang là một kênh tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng dịch Covid-19 khá hiệu quả đối với người lớn tuổi.
“Với gia đình tôi, các thông tin liên quan đến dịch Covid-19 được phát hàng ngày trên loa truyền thanh phường như: Covid-19 là gì, các dấu hiệu nhiễm bệnh, rửa tay thế nào cho đúng, hotline của y tế phường…  được mẹ chồng và bố mẹ đẻ thường xuyên cập nhật, phổ biến cho mọi người qua các cuộc điện thoại đầu sáng và trong các bữa ăn”, chị Thanh Hòa chia sẻ.
Là một người dân Vĩnh Phúc, địa phương thời gian qua vừa là tâm dịch Covid-19 khi có tới 11/16 ca nhiễm, ông Nghiêm Xuân Khôi, Bí thư chi bộ Tổ dân phố Hồ Xuân Hương, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường cho biết, thông tin về dịch Covid-19 được tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã với tần suất dày đặc.
Cụ thể, theo ông Nghiêm Xuân Khôi, tại khu phố Hồ Xuân Hương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đài truyền thanh huyện tiếp sóng phát 4 lần/ ngày, hệ thống loa phát thanh đọc bản tin 5 lần/ ngày. Ngoài ra, các khu phố còn thành lập tổ công tác đi tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 đến từng nhà, kết hợp với công tác đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân cách vệ sinh phòng dịch.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã.
Bộ TT&TT đã sử dụng công nghệ AI chuyển thể từ văn bản sang âm thanh để tuyên truyền, hướng dẫn người dân "đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19)"
Dùng công nghệ AI trong các bản tin chống dịch
 Từ khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020, các tài liệu, cẩm nang, tư liệu phát thanh về bệnh dịch, hướng dẫn người dân tự bảo vệ trước nguy cơ bệnh dịch lây lan đã được Cục Thông tin cơ sở thuộc Bộ chuyển đến các địa phương để phân phát, phổ biến cho người dân, cũng như phát tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của các quận/ huyện, phường/ xã của các địa phương trong cả nước.“Cục Thông tin cơ sở đã liên tục phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế để lấy tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tuyên truyền trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở”, Bộ TT&TT cho hay.
 Tổng hợp từ thông tin của các Sở TT&TT tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT cho hay, tại các địa phương, các Sở TT&TT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục cập nhật các thông điệp truyền thông, các tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch để thông tin kịp thời chính xác về tình hình dịch bệnh để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, không gây hoang mang trong nhân dân; khuyến cáo người dân không nên mua sắm, tích trữ ồ ạt khẩu trang y tế, nước rửa tay…
 Các Sở TT&TT địa phương cũng đều đã hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, nhiều Sở TT&TT đã gửi 4 file âm thanh sử dụng công nghệ AI đọc tự động được chuyển thể từ bản text sang file âm thanh đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, các cơ quan, đơn vị và hệ thống đài truyền thanh cấp xã - nơi các địa phương chưa có người đọc kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
 Bốn file âm thanh nêu trên tập trung phổ biến đến người dân những thông tin cần thiết liên quan đến phòng dịch Covid-19 như: Đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19) đối với người dân tại cộng đồng; Cẩm nang hỏi đáp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; Hướng dẫn quy trình rửa tay; Các khuyến cáo của Bộ y tế đối với người dân để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
 Bên cạnh đó, theo Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT, các địa phương cũng đã triển khai nhiều hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 như: Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; thành lập Tổ công tác xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; Phối hợp với sở, ngành liên quan như Sở Công an và Thanh tra Sở Y tế rà soát, kiểm tra thông tin mạng.

Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

Kể từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến ngày hôm nay, 9 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm bệnh, hơn 500.000 người đã thiệt mạng, Covid-19 đã có mặt tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mọi nỗ lực khống chế sự lây lan "như vũ bão" của virus đang trở nên quá mong manh.

Khoảng 35 công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tập hợp lại và chạy đua với thời gian để tạo ra một loại Vaccine ngừa Covid-19, ít nhất 4 trong số đó đã có kết quả và đã thử nghiệm thành công trên động vật. Sản phẩm đầu tiên thuộc quyền sở hữu của Công ty công nghệ sinh học Moderna, Mỹ đã chính thức có kế hoạch thử nghiệm trên người. Không nằm ngoài cuộc đua nghiên cứu chế tạo Vaccine phòng ngừa Covid-19, Việt Nam cũng đã sớm tập trung nhân lực từ những ngày đầu tiên để có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp về loại Vaccine này.

Tin mới