Điều không ai nói với bạn về món ăn phổ biến - mì ăn liền
Mì ăn liền được xem là một trong những món ăn bình dân phổ biến nhất thế giới. Nhưng, vị cứu tinh lúc hết tiền này từng được coi là một xa xỉ phẩm trong các siêu thị.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Người Nhật đã đưa mì ăn liền phổ biến ra toàn thế giới, thông qua món Ramen ăn liền của mình. Ngày nay, rất nhiều người trên thế giới coi Ramen ăn liền như một món ăn ngon, bổ, rẻ. Thế nhưng, đã từng có một thời, mì ăn liền được coi như "món ăn sang" tại Nhật Bản.
Momofuku Ando, người sáng lập ra thương hiệu Ramen ăn liền Nissin nổi tiếng toàn cầu, tạo ra gói Ramen gà ăn liền như một món ăn tiện lợi, có thể ăn mọi lúc mọi nơi vào năm 1958 - thời điểm mà lương thực vẫn còn tương đối thiếu thốn.
Thế nhưng, khi lên kệ siêu thị, "Ramen gà ăn liền" lại biến thành một thứ xa xỉ phẩm, bởi giá thành của chúng cao hơn tận 6 lần so với một gói mì Udon tươi.
Lúc nào cũng vậy, nhà tù trên đảo Rikers, New York luôn phải đảm bảo không bao giờ để mì cốc rơi vào tình trạng "cháy hàng". Món ăn này lúc nào cũng được các phạm nhân tiêu thụ với tốc độ rất lớn, một phần nhờ việc đáp ứng đủ cả ba nhu cầu "ngon, bổ, rẻ".
Hãng mì Nissin chỉ có hai loại mì vị "Oriental" và vị cay để phục vụ người ăn chay. Bởi lẽ, những vị khác như "Gà", "Bò", hay "Tôm" đều có chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.
Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều gói mì mỗi năm nhiều nhất trên thế giới. Năm 2013, quốc gia này tiêu thụ tới hơn 46 tỉ gói mì. Loại mì bán chạy nhất của Trung Quốc là mì ăn liền hiệu Tong-Yi.
Theo như một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2000 bởi Viện nghiên cứu Fuji, người Nhật cảm thấy tự hào nhất bởi việc giới thiệu món mì ăn liền ra với thế giới. Đối với họ, mì ăn liền mới thực sự là biểu trưng cho thương hiệu "Made in Japan", khi mà món ăn này đã phổ biến khắp toàn cầu.
Tại Yokohama, Nhật Bản có nguyên một bảo tàng trưng bày mì ăn liền có tên gọi Bảo tàng Mì cốc - toàn bộ không gian nơi đây trưng bày đầy đủ quá trình phát triển của mì ăn liền qua thời gian.
Nếu bạn bóc một gói mì ăn liền và xếp toàn bộ các sợi mì trên một đường thẳng, bạn sẽ có một sợi mì siêu "khủng" với chiều dài lên tới 51m, tương đương chiều dài của bể bơi chuẩn thi đấu Olympic.
Tuy nhiên, dù tiện lợi và có giá thành bình dân, những mì ăn liền có rất ít vi chất dinh dưỡng, vì vậy nó không cung cấp quá nhiều vitamin hoặc chất chống oxy hóa có lợi
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích mọi người nên thận trọng và không nên ăn quá nhiều mì ăn liền. White cho hay, ngay cả những thực phẩm lành mạnh cũng có thể không tốt cho sức khỏe nếu ăn liên tục, loại trừ những thứ thực sự tốt cho sức khỏe.
Có lẽ với nhiều người, mì ăn liền là một món ăn tiện lợi và có thể ăn quanh năm. Nhưng hãy ghi nhớ rằng, nó không phải món chính và càng không thể ăn thường xuyên thay cơm và các món ăn làm từ nguyên liệu chưa qua chế biến như bún, phở, miến, lúa mì,…