Điều phục vọng tưởng

Không đợi vọng tưởng khởi lên mới niệm Phật mà ngược lại, luôn niệm Phật, còn vọng tưởng khởi lên thì cứ mặc nhiên...

Điều phục vọng tưởng
HỎI: Tôi có một ưu điểm nhưng đồng thời cũng là khuyết điểm, đó là nhớ lâu. Có điều tôi chỉ toàn nhớ những chuyện không vui, nhất là những người gây thù oán với mình. Hễ ngồi không thì tự dưng trong đầu tôi lại xuất hiện những chuyện ấy mặc dù tôi không muốn nhớ đến. Và tôi cũng có cái tật là hay lo lắng mặc dù chuyện ấy chưa xảy ra với mình và lại hay đặt tình huống giả định rồi sợ hãi, nhiều lúc như thế khiến tâm trí tôi rất mệt mỏi.
Thực và ảo.
 Thực và ảo. 
Tôi cũng rất đam mê tìm hiểu Phật pháp, và biết đó là vọng tưởng trỗi dậy, cứ mỗi lần như thế tôi đều niệm danh hiệu Phật A Di Đà hay Bồ-tát Quán Thế Âm nhưng lại rất khó điều phục tâm vì càng niệm thì vọng tưởng càng khởi lên. Gần đây tôi có dịp nghe một vị thầy giảng rằng, đôi khi vọng tưởng của mình là do các vong linh gợi lên. Vậy xin hỏi sự nhớ lâu và vọng tưởng đó có phải là quả báo mà tôi đã tạo trong đời trước hay không? Nếu như vậy thì phải sám hối và tu tập chuyển hóa như thế nào?
(LƯU THẾ HÙNG, luuthehung9@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Lưu Thế Hùng thân mến!
Những nỗi khổ niềm đau trong đời thì ai cũng có. Theo thời gian, có người nhanh chóng quên đi quá khứ đau buồn hoặc có nhớ lại thì cũng thoáng qua. Nhưng có người thì không thể nào nguôi ngoai được, ký ức về quá khứ đau buồn rất sâu đậm và mạnh mẽ, luôn trỗi dậy trong tâm trí khiến cho vết thương lòng càng thêm dai dẳng.
Nói về nhân quả-nghiệp báo thì tất cả những biểu hiện của thân tâm mình trong hiện tại đã phản ánh rõ nét nghiệp của mình đã gây tạo trong quá khứ (xa và gần). Điều đáng nói là nghiệp lực của mỗi người do tự mình tạo ra nhưng nghiệp không cố định, nếu nỗ lực tu dưỡng thì có thể chuyển hóa được.
Bạn hay nhớ lại chuyện “những người gây oán thù với mình”. Dù bạn không muốn nhớ những chuyện đau buồn ấy nhưng vẫn cứ nhớ, chứng tỏ trong sâu thẳm của nội tâm bạn vẫn còn cố chấp, chưa thực sự buông xả. Bạn cần bình tâm quán sát thật rõ về những “oán thù” ấy để thấy rằng đó là quả đắng của các nhân bất thiện trong những đời quá khứ. Có vay thì phải trả, trả được chừng nào thì nhẹ nhàng hơn chừng nấy.
Khi chưa biết đạo, tâm mình luôn ghim gút hận thù. Nay mình hiểu rõ đạo lý nhân quả-nghiệp báo (tất cả đều do mình) nên chấp nhận những quả báo xấu, xem như đã trả nợ rồi buông xả và tha thứ hết thảy, kể cả những người đã làm khổ mình. Chính sự chấp nhận, tha thứ và buông xả đã tháo tung nội kết chôn vùi trong tâm bấy lâu nay. Khi hạt giống khổ đau và oán hận được nhổ lên và chuyển hóa thì chúng sẽ ít tái hiện lại trong tâm thức. Nhờ đó, tâm bạn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Đối với vấn đề bạn “hay lo lắng mặc dù chuyện ấy chưa xảy ra với mình và lại hay đặt tình huống giả định rồi sợ hãi” chính là vọng tưởng và cũng là nghiệp riêng của bạn. Bạn nên quán chiếu việc quá khứ thì đã qua rồi, việc tương lai thì chưa đến để an trú trong hiện tại; mà thực ra hiện tại cũng đang trôi chảy nói gì đến tương lai.
Đối với ý kiến cho rằng “vọng tưởng của mình là do các vong linh gợi lên”, theo chúng tôi, có chăng cũng chỉ là một vài trường hợp hi hữu như báo mộng chẳng hạn. Người học Phật có chánh kiến cần xác quyết rằng vọng tưởng chính là do nghiệp lực của mình (nội ma) dấy động, không nên nghĩ rằng vọng tưởng đó là do trời thần ma quỷ vong hồn nào đó (ngoại ma) gợi lên.
Bạn đã biết niệm Phật A Di Đà (hay Bồ-tát Quán Thế Âm) thì hàng ngày nên siêng năng niệm Phật, lấy đó làm pháp môn tu của mình. Cần có ít nhất hai thời niệm Phật cố định trong ngày, sau đó tùy duyên niệm Phật mọi lúc, mọi nơi.
Trong quá trình tu tập, không phải đợi vọng tưởng khởi lên mới niệm Phật mà ngược lại bạn luôn niệm Phật, còn vọng tưởng khởi lên thì cứ mặc nhiên (chỉ cần chánh niệm nhận biết rõ mà không duyên theo rồi tự nó cũng tan biến mà thôi). Vọng tưởng như vang theo tiếng, như bóng theo hình. Phải thấy rằng, vọng tưởng là khách, tâm chánh niệm với Phật hiệu mới là chủ. Khách đến mà chủ không tiếp thì khách tự ra đi. Nên trọng tâm tu tập của bạn là “không ngại vọng tưởng khởi lên, chỉ ngại không nhất tâm niệm Phật”.
Việc sám hối nghiệp chướng, oan gia trái chủ tiền khiên cũng rất cần thiết nhưng chính yếu của tu tập là thiết lập được giới-định-tuệ trong đời sống hàng ngày. Sống đạo đức thì tâm mới an định, tâm được định thì trí mới sáng, trí sáng thì vô minh phiền não tiêu tan, và nhờ đó bạn thành tựu thảnh thơi, an lạc.
Chúc bạn tinh tấn!

Pháp tu Quan Âm

Pháp tu Quan Âm chủ yếu nói về hạnh Quan Âm và chúng ta áp dụng pháp tu của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. 

Pháp tu Quan Âm
Nói đến hạnh Quan Âm, chúng ta biết Ngài có hạnh lóng nghe tiếng nói tâm trạng đau khổ của tất cả chúng sanh. Vì vậy, một số người nghĩ rằng tu theo Quan Âm thì cần tập hạnh này. Thuở nhỏ, tôi cũng đã từng tập tu hạnh này, nhưng rất khó và coi chừng nguy hiểm, vì chúng ta chưa phải là Quan Âm nhưng lóng nghe tiếng đau khổ của chúng sanh thì đưa điều khổ đó vào mình sẽ không thể chịu đựng nổi. Thật vậy, nghe việc khổ của một người thân mà chúng ta đã cảm thấy nặng lòng, huống chi là nghe nhiều người thì càng khổ tâm hơn, chắc chắn tâm chúng ta không yên được. Lóng nghe tiếng khổ đau của chúng sanh là việc khó làm của Bồ-tát, không phải phàm phu làm được. Nghe hạnh Bồ-tát tốt đẹp như vậy, chúng ta thường sanh kính trọng; nhưng làm theo các Ngài thì ở một chừng mực nào đó mới an toàn.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Nghĩ về lòng từ bi với loài vật

Con người với trí thông minh vượt trội, lại có quá nhiều người sống dựa vào bản năng nên nhân tâm tụt dốc thảm hại.

Nghĩ về lòng từ bi với loài vật
Nhà tôi có một căn gác nhỏ, trên lợp fibro nên rất nóng, dành để đựng đồ vật không thường dùng. Lần tôi lên đó tìm cuốn sách cũ. Ngạc nhiên tột độ. Một cái ổ nhỏ xinh nằm ngay ở thành cửa sổ, và hai chú chuột nằm gọn trong đó ngủ ngon lành. Tôi lặng đi, không muốn nhúc nhích, sợ chúng sẽ thức giấc vụt chạy. Lũ chuột thính tai thế mà không hay tôi đang đứng bên và có thể dùng thứ gì đó kết liễu cuộc sống của chúng. Tôi xuống kể lại câu chuyện này với người nhà, gọi chúng là đôi vợ chồng. Bẵng đi thời gian lâu, tôi lên lại căn gác và quên luôn chuyện này, đến nay cái ổ cũng biến đâu mất. Tôi không hề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng, thật lạ là trong nhà chuột không sinh sôi thêm, không thấy phá phách gì.

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí
Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì.

Tin mới