Điều thú vị về nguyệt thực toàn phần sắp có cả ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Sáng 28/7, người dân Việt Nam cùng nhiều nơi trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị, nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Cũng trong ngày này, mưa sao băng Delta Aquarids cùng "hội tụ".

Theo tính toán, nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 bắt đầu vào khoảng 0h14 ngày 28/7, Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối và kết thúc vào khoảng 6h30 sáng. Thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần trong khoảng 3h21 đến 4h13 (gần một giờ), từ 4h13, nguyệt thực toàn phần kết thúc, chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối rồi kết thúc hoàn toàn vào khoảng 6h30.

Người dân Việt Nam, đặc biệt người dân ở các khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế đến Nam Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, là những nơi sẽ có thời tiết thuận lợi để xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Còn  Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng có mưa vừa đến mưa to nên trời sẽ rất âm u và không thể quan sát được mặt trăng trong thời điểm 0h-6h30.

Dieu thu vi ve nguyet thuc toan phan sap co ca o Viet Nam
 
NASA cho biết thời điểm đó Trái đất sẽ ở điểm xa nhất đối với Mặt trời, trong khi Mặt trăng ở điểm xa nhất trong quỹ đạo. Sự trùng hợp sẽ mang đến hiện tượng nguyệt thực dài nhất.

Trước đó, nguyệt thực dài nhất thế kỷ XX đã được diễn ra vào ngày 16/7/2000 và kéo dài 1h47 phút.  Trong vòng 100 năm qua, chỉ có 4 lần nguyệt thực toàn phần có thời gian Mặt trăng hoàn toàn bị che khuất (period totality) có thể sánh ngang với sự kiện vào mùa hè năm nay. Đó là sự kiện nguyệt thực vào ngày 15/6/2011 (100 phút), ngày 16/7/2000 (107 phút), tháng 7/1982 (107 phút) và tháng 7/1935 (101 phút).

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa.

Mời quý vị xem video: Hình ảnh thú vị về nguyệt thực 

Năm nay, cực điểm của mưa sao băng Delta Aquarids cũng trùng với thời điểm với nguyệt thực toàn phần, với cực điểm vào ngày 28-29/7.

Tuy nhiên, mưa sao băng chỉ cỡ trung bình, thậm chí nhỏ, nên ngay cả khi thời tiết lý tưởng, ta cũng khó quan sát được.

Delta Aquarids là kết quả để lại của sao chổi 96P Macholz, một sao chổi chu kỳ ngắn đã tới cận nhất lần gần đây nhất vào năm 2017. Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius. Từ 2h sáng tới bình minh các ngày diễn ra mưa sao băng, Aquarius sẽ nằm ở bầu trời phía nam.

Cuối tuần này, người dân Việt được thấy nguyệt thực, sao chổi

Vào cuối tuần này, những người yêu thiên văn học sẽ có dịp được chiêm ngưỡng trăng tuyết, nguyệt thực nửa tối và sao chổi 45P.

Theo đó, các hiện tượng nguyệt thực nửa tối, sao chổi và trăng tuyết sẽ diễn ra vào khoảng từ rạng sáng, khoảng 4h30 ngày 11/2 theo giờ Việt Nam.

Chủ tịch VACA: Nguyệt thực chưa bao giờ là… “trăng máu”

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn khẳng định: nguyệt thực chưa bao giờ là… “trăng máu”.

Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho hay, hiện tượng Nguyệt thực chưa bao giờ được gọi là… trăng máu.

Cách xem nguyệt thực toàn phần tối 31/1 ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Hiện tượng nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên nhiên có sức mê hoặc đối với những người yêu thiên văn, làm thế nào để xem nguyệt thực toàn phần một cách trọn vẹn tối 31/1 ở Việt Nam, cùng Kiến Thức tìm hiểu nhé!

Hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2018, 3 hiện tượng hiếm gặp là siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực toàn phần sẽ cùng xuất hiện vào tối 31/1. Hiện tượng này được ví như một “bữa tiệc thịnh soạn” dành cho những người yêu thiên văn.