Điều tra hoàn tất, giờ nước Mỹ nín thở chờ đợi cú sốc

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã đệ trình báo cáo cuối cùng, hoàn tất cuộc điều tra về mối liên hệ giữa Tổng thống Trump và Nga trong cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016.
 

Theo Reuters, báo cáo bí mật đã được công tố viên đặc biệt Robert Mueller đệ trình lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr hôm 22/3, đánh dấu kết thúc quá trình gần 2 năm điều tra cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cũng như mối liên hệ giữa Tổng thống Donald Trump và Moscow.
Nội dung báo cáo của ông Mueller hiện chưa được công bố. Một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Mueller không đưa ra đề nghị truy tố mới. Điều này có thể là chỉ dấu cho thấy sẽ không có cáo buộc hình sự nào mới với các cộng sự và cấp dưới của Tổng thống Trump.
Dieu tra hoan tat, gio nuoc My nin tho cho doi cu soc
 Công tố viên đặc biệt Robert Mueller là người phụ trách cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ trong gần hai năm qua. Ảnh: AP.
Theo các quy định về điều tra của công tố viên đặc biệt, bộ trưởng tư pháp Mỹ có trách nhiệm cung cấp các điểm chính trong báo cáo cho các ủy ban về tư pháp tại lưỡng viện quốc hội Mỹ. Bộ trưởng Barr sẽ là người quyết định những nội dung nào của báo cáo này được công bố công khai.
Thành viên lưỡng đảng Dân chủ - Cộng hòa đã yêu cầu sớm công bố nội dung báo cáo của ông Mueller tới các ủy ban chính của quốc hội cũng như công chúng Mỹ. Bộ trưởng Barr cho biết sẽ cố gắng cung cấp thông tin cho quốc hội Mỹ về kết luận của ông Mueller vào cuối tuần này.
"Tôi cam kết sẽ minh bạch đến mức tối đa", Bộ trưởng Barr viết trong thư gửi các nhà lập pháp Mỹ.
Chủ tịch Hạ viên Nancy Pelosi và lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố Bộ Tư pháp "bắt buộc" phải công khai toàn bộ báo cáo. Các lãnh đạo đảng Dân chủ khẳng định Bộ Tư pháp không được "lén" tiết lộ nội dung báo cáo này cho Nhà Trắng.
Phản ứng sau khi ông Mueller đệ trình báo cáo cuối cùng, Nhà Trắng cho biết chưa nắm được nội dung của báo cáo này. Trước đó, Tổng thống Trump nhiều lần chỉ trích cuộc điều tra và gọi đây là "cuộc săn phù thủy". Ông Trump bác bỏ mọi cáo buộc về việc thông đồng với Nga.
Dieu tra hoan tat, gio nuoc My nin tho cho doi cu soc-Hinh-2
 (Từ trái qua) Michael Cohen, Michael Flynn và Paul Manafort là 3 cấp dưới cũ của Tổng thống Trump đã bị cáo buộc các tội hình sự. Ảnh: AP.
Quá trình điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 được khởi động từ tháng 5/2017 xoay quanh nghi vấn đội ngũ chiến dịch tranh cử của ông Trump có câu kết với Moscow hay không, cũng như cáo buộc Tổng thống Trump cố gắng cản trở tiến trình điều tra.
Tới nay, cuộc điều tra của ông Mueller đã đưa ra cáo buộc hình sự đối với 34 cá nhân và 3 công ty. Số này bao gồm nhiều cộng sự thân tín của Tổng thống Trump, gồm cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và luật sư riêng Michael Cohen.

Tổng thống Trump: Cuộc điều tra của Mueller là "ảo tưởng thông đồng"

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công kích công tố vấn đặc biệt Robert Mueller trước kết luận liên quan cáo buộc ông Trump thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
 

Tổng thống Trump đã đả kích các kẻ thù chính trị của mình trong bài phát biểu trước Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ hôm 2/3. Sau khi ôm lá cờ Mỹ khi đi trên sân khấu, Tổng thống Trump đã dành phần nhiều trong bài phát biểu để chỉ trích cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Phe Dân chủ mở cuộc điều tra 81 cá nhân nhắm vào ông Trump

Phe Dân chủ ở hạ viện tấn công tham vọng 2020 của Tổng thống Trump bằng việc mở cuộc điều tra mới, nhắm đến chiến dịch tranh cử và công việc kinh doanh của gia đình Trump.
 

Theo AP, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler cho biết, cơ quan này đang mở cuộc điều tra về các cáo buộc cản trở công lý, tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ủy ban đã gửi yêu cầu cung cấp tài liệu đến 81 cá nhân, những người liên quan đến tổng thống và cộng sự.

Đột nhập nhà hàng dưới nước đầu tiên ở Châu Âu

(Kiến Thức) - Under, nhà hàng dưới nước đầu tiên của Châu Âu, đã chính thức khai trương vào ngày 20/3 ở Na Uy. Tòa nhà này do công ty kiến trúc Snøhetta của Na Uy thiết kế.

Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au
 Theo hãng thông tấn Reuters, nhà hàng dưới nước đầu tiên của Châu Âu mang tên Under đã mở cửa đón khách hôm 20/3/2019. (Nguồn ảnh: Reuters)
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-2
Được biết, hơn 7.000 khách hàng đã đặt chỗ ăn trong nhà hàng đặc biệt này ở Baaly, Na Uy. 
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-3
 Nhìn từ xa, nhà hàng dưới biển Under trông giống như khối bê tông lớn với một phần chìm xuống Biển Bắc.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-4
 Theo CNN, nhà hàng dưới nước Under được xây dựng cách mặt nước biển khoảng 5 mét ở Biển Bắc, gần mũi cực nam của Na Uy.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-5
 Công trình độc đáo này do Công ty kiến trúc Snøhetta thiết kế. Tòa nhà này nặng 2.500 tấn và được xây bằng bê tông cốt thép. Mỗi bức tường dày khoảng nửa mét.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-6
 Khách hàng tham quan xung quanh nhà hàng trong một sự kiện truyền thông diễn ra tại nhà hàng Under hôm 19/3.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-7
 Khách hàng có thể vừa thưởng thức đồ ăn vừa ngắm đại dương.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-8
Một góc không gian bên trong nhà hàng Under. 
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-9
  Theo Reuters, trên thế giới chỉ có một vài nhà hàng dưới nước, chủ yếu được tìm thấy tại vùng biển nhiệt đới như Maldives thuộc Ấn Độ Dương.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-10
 Lối vào nhà hàng Under nằm ở trên bờ.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-11
 Nhà hàng Under được xây dựng trên một sà lan gần bờ biển trong khoảng 6 tháng, sau đó được kéo đến vị trí cách bờ 183 mét.
Dot nhap nha hang duoi nuoc dau tien o Chau Au-Hinh-12
 Under hiện nhà hàng dưới nước đầu tiên ở Châu Âu và lớn nhất thế giới.

Mời độc giả xem thêm video: Nhà hàng Trung Quốc dùng robot phục vụ thực khách (Nguồn: FBNC)

Tin mới