Điều tra việc giả mạo văn bản Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho học sinh nghỉ học

UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định văn bản cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 28-2 là giả mạo và yêu cầu điều tra vụ việc.

Tối 17-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết văn bản lan truyền trên mạng xã hội về việc cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 28-2 là giả mạo.

"Chúng tôi đã đề nghị các cơ quan liên quan vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm về hành vi làm giả văn bản này" - bà H’Yim Kđoh nhấn mạnh.

Dieu tra viec gia mao van ban So GD-DT Dak Lak cho hoc sinh nghi hoc
Văn bản giả mạo về việc cho học sinh nghỉ học 
Chiều cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một công văn giả mạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk "về việc cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên của tỉnh nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19".
Nội dung công văn này cho rằng UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 28-2; giao Sở GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức dạy và học trực tuyến phù hợp.
Văn bản này cũng "chỉ đạo" trong thời gian học sinh ở nhà học trực tuyến, Sở GD-ĐT yêu cầu thủ trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phối hợp với các tổ chức đoàn thể, phụ huynh, học sinh tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định; không tụ tập đông người và chấp hành an toàn giao thông, đồng thời nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm.
Văn bản đăng tải trên mạng xã hội Facebook này gây xôn xao cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến bình luận chỉ ra văn bản này là giả mạo, thể thức văn bản không đúng. Tuy nhiên, không ít người tin đó là văn bản thật và chia sẻ.
Trước đó, ngày 15-2, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản cho học sinh đi học lại từ ngày 17-2. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 17-2 sau thời gian nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 và nghỉ Tết Nguyên đán.

Video: Thông tin cá nhân bị lộ vì "cái bẫy" đơn giản này

Có hàng loạt fanpage, tài khoản cá nhân mạo danh đưa ra một thách thức người dùng, đó là chỉ cần chia sẻ và để lại số điện thoại, sẽ chuyển khoản ngay tiền vào tài khoản điện thoại đó. 

Video: Giả mạo danh tính thu thập thông tin:

Khó tin họa sĩ giả mạo làm náo loạn cả thế giới hội họa

(Kiến Thức) - Giới hội họa đã giật mình vì nếu hành vi của họa sĩ giả mạo Han van Meegeren không bị phanh phui, lịch sử hội họa thế giới đã bị xuyên tạc một cách trắng trợn.

Kho tin hoa si gia mao lam nao loan ca the gioi hoi hoa
Lịch sử hội họa thế giới từng ghi nhận một câu chuyện động trời về một gã họa sĩ giả mạo đã lừa dối thành công tất cả các nhà thẩm định tranh bậc thầy. Gã họa sĩ đó là Han van Meegeren (1889-1947), vốn là một họa sĩ có tài nhưng luôn bất mãn do không được đánh giá cao.
Kho tin hoa si gia mao lam nao loan ca the gioi hoi hoa-Hinh-2
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1889, các học giả tranh cãi vấn đề liệu họa sĩ vĩ đại người Hà Lan - Vermeer có vẽ những tác phẩm miêu tả cảnh trong Kinh Thánh hay không. Và Han van Meegeren đã nhân cơ hội này đưa ra những tác phẩm giả mạo Vermeer.

Giả mạo tin tức của VTV, Huấn "hoa hồng" có bị xử lý?

(Kiến Thức) - Luật sư Cường cho rằng, nếu clip trên là giả mạo Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và được cơ quan chức năng làm rõ, Huấn “hoa hồng” sẽ xử phạt hành chính đối và có thể khóa tài khoản này nếu hành vi được xác định là nghiêm trọng.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn video của bản tin Chuyển động 24h - Đài Truyền hình Việt Nam VTV với nội dung "Các nghệ sĩ chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung". Đáng lưu ý, Huấn "hoa hồng" - một giang hồ mạng xã hội cũng xuất hiện cùng các nghệ sĩ nổi tiếng khác như ca sĩ Thủy Tiên, Mỹ Tâm tham gia hỗ trợ người dân vùng lũ miền Trung.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng tìm ra sự thật clip trên được cắt ghép. Bởi trong bản tin của Chuyển động 24h phát sóng vào tối ngày 17/10, nhân vật đứng cạnh ca sĩ Mỹ Tâm là một cụ bà sống ở vùng lũ từng được nữ ca sĩ tới tặng quà ủng hộ. Trong đoạn clip đang được chia sẻ lại thay thế bằng ảnh của Huấn “hoa hồng”. Bản tin của Chuyển động 24h cũng không hề nhắc tới Huấn.

Tin mới