Điều trị thành công cho ca bệnh mắc chứng co giật nửa mặt

Ngày 1/7, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, vừa điều trị thành công ca bệnh mắc chứng co giật nửa mặt.

Theo đó, bệnh nhân B. (50 tuổi, Nghệ An) nhập viện ngày 18/6/2024 với lý do co giật nửa mặt bên phải nhiều, kéo dài. Theo lời kể của bệnh nhân, biểu hiện co giật nửa mặt phải xuất hiện từ 25 năm nay, bệnh nhân đã đi khám và điều trị nhiều nơi (tiêm Botox, châm cứu, Nội khoa…) nhưng không đỡ. Gần đây, chứng co giật nửa mặt phải tăng lên, vì vậy bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Dieu tri thanh cong cho ca benh mac chung co giat nua mat
Hình ảnh dây thần kinh số VII sau khi được giải ép - Ảnh: BVCC
Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán xung đột mạch máu – thần kinh mặt (TK số VII) – bên phải và có chỉ định mổ. Bệnh nhân nhập viện Khoa Ngoại Thần kinh (A7B) để điều trị.
Sau khi hội chẩn kĩ càng, các bác sĩ đã lên kế hoạch mổ cho bệnh nhân. Đây là một ca điển hình trên lâm sàng của bệnh lý co giật nửa mặt, tuy nhiên cũng là 1 ca khó vì không thấy rõ hình ảnh xung đột mạch máu – thần kinh trên phim cộng hưởng từ. Nhưng với sự tin tưởng của người bệnh, người nhà người bệnh cùng sự quyết tâm của đội ngũ y, bác sỹ, Khoa Ngoại Thần kinh đã tiến hành phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh mặt.
Cuộc phẫu thuật thành công ngoài mong đợi. Các triệu chứng co giật mặt gây ảnh hưởng cuộc sống suốt 25 năm qua đã hoàn toàn được loại bỏ. Sau phẫu thuật, với sự chăm sóc nhiệt tình của đội ngũ nhân viên, bệnh nhân đã hồi phục nhanh chóng và được ra viện vào ngày 26/6/2024.
Theo bác sĩ, co giật nửa mặt (Hemifacial spasm) là bệnh lý thần kinh mãn tính, biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi những cơn co giật một bên mặt, ngắt quãng và không theo chủ ý. Bệnh không gây đau hay đe dọa tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tâm lý xã hội của người bệnh nếu không được điều trị. Phẫu thuật giải ép vi mạch thông qua đường sau xoang sigma là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý này
Để phòng ngừa cơn co giật nửa mặt người dân nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh streess, thường xuyên luyện thể dục thể thao và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Nếu xuất hiện các triệu chứng co giật nửa mặt, cần đi khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Thuốc tránh thai gia tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não?

(Kiến Thức) - Mới đây, các bác sĩ nghi vấn, việc sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài ở phụ nữ có thể tăng nguy cơ đột quỵ nguy hiểm, nhồi máu não nguy hiểm. 

Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Mới đây, bệnh viện đã cấp cứu thành công cho một nữ bệnh nhân bị đột quỵ có tiền sử dùng thuốc tránh thai lâu năm. Các bác sĩ cũng nghi ngờ, thuốc tránh thai chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não trong ca bệnh này".
Thuoc tranh thai gia tang nguy co dot quy nhoi mau nao?
 Thuốc tránh thai bị nghi làm ra tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.

Đột quỵ vì dùng thuốc tránh thai kéo dài nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Mới đây, một nữ bệnh nhân 25 tuổi, ngụ Vĩnh Long, bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ - một dạng đột quỵ ít gặp nghi do dùng dùng thuốc tránh thai kéo dài. Theo bác sĩ, thuốc tránh thai đường uống làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Mới đây, BSCKI Lữu Hữu Tuấn, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long, cho biết đơn vị này đang điều trị cho nữ bệnh nhân 25 tuổi, ngụ Vĩnh Long, bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ - một dạng đột quỵ ít gặp. Trước khi nhập viện khoảng một tuần, bệnh nhân bị đau đầu từng cơn và kèm theo buồn nôn nhưng uống thuốc không thuyên giảm.
Sau khi thăm khám quét sóng MRV, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị mất tín hiệu dòng chảy tĩnh mạch vùng xoang ngang và xoang sigma bên trái. Kết quả định lượng D-dimer (xét nghiệm chẩn đoán huyết khối) của bệnh nhân tăng hơn 2.500 (mức bình thường dưới 500).

Tin mới