Định hướng của NHNN là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro

(Vietnamdaily) - Qua Thông tư 22 có thể thấy định hướng chung của NHNN vẫn là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, không vì xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế mà phát triển tín dụng ồ ạt cho tất cả các lĩnh vực.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 22 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 1/1/2020.

Đáng chú ý nhất là thông tư trên quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn lần lượt như sau: Từ 1/1/2020 đến 30/9/2020 là 40%; từ 1/10/2020 đến 30/9/2021 là 37%; từ 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 là 30%.

Chứng khoán Bảo Việt (BSC) cho rằng lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 30% trải dài trong 3 năm là dài hơn so với kỳ vọng ban đầu của thị trường (1-2 năm). 

Việc kéo giãn thời gian dài hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực thi mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động các kỳ hạn trung và dài tại các ngân hàng nhỏ vốn thường gặp khó khăn về thanh khoản. 

Dinh huong cua NHNN la han che cho vay cac linh vuc rui ro
 

Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Đối với các khoản phải đòi khác có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021. 

Như vậy, qua thông tư trên có thể thấy định hướng chung của NHNN vẫn là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, nâng cao an toàn chung của hệ thống chứ không vì xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế mà phát triển tín dụng ồ ạt cho tất cả các lĩnh vực.

NHNN đã bơm ròng 24.997 tỷ đồng qua thị trường mở

Cũng theo BSC, tuần qua, NHNN thực hiện bơm ròng 24.997 tỷ đồng qua thị trường mở. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 12.999 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất duy trì ở mức 2,25%) và lượng tín phiếu đáo hạn đạt 37.997 tỷ đồng.

Trên kênh OMO, NHNN không thực hiện hoạt động phát hành mới nào và không có lượng đáo hạn nào.

Như vậy, hiện tại lượng tín phiếu đang lưu hành là 37.997 tỷ đồng và không có lượng OMO nào đang lưu hành.

BSC cho rằng, NHNN bơm ròng tương đối mạnh trong tuần vừa rồi trong bối cảnh thanh khoản bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng khi đến gần thời điểm cuối tháng, thêm vào đó là quy định áp trần lãi suất của NHNN.

Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành từ 16/9

(Vietnamdaily) - Kể từ 16/9/2019, lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm.

Giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành.

Từ đầu 2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tối đa là 40%

Từ 1/1/2020 đến 30/9/2020, tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 40%.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 22/2019 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 

Theo đó, từ 1/1/2020 đến 30/9/2020, tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 40%. Giai đoạn 1/10/2020 - 30/9/2021 tỷ lệ tối đa là 37%; từ 1/10/2021 đến 30/9/2022 là 34%; sau 1/10/2022 là 30%. 

Tu dau 2020, ty le von ngan han cho vay trung, dai han toi da la 40%
 

Bên cạnh giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN tăng hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Đối với các khoản phải đòi khác có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% từ 1/1/2021. 

Trong dự thảo, các khoản phải đòi của cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên thì hệ số rủi ro là 150%.