Đỉnh núi nào trên Trái Đất được gọi là “Thánh mẫu của vũ trụ“?

Đỉnh núi nào trên Trái Đất được gọi là “Thánh mẫu của vũ trụ“?

Đỉnh núi này cao 8.848 m, cao nhất trên bề mặt Trái Đất so với mực nước biển.

Xem toàn bộ ảnh
Theo World Atlas, Everest là đỉnh núi cao nhất trên thế giới. Đỉnh núi này còn được gọi là “Thánh mẫu của vũ trụ”. Ảnh: World Atlas.
Theo World Atlas, Everest là đỉnh núi cao nhất trên thế giới. Đỉnh núi này còn được gọi là “Thánh mẫu của vũ trụ”. Ảnh: World Atlas.
Đỉnh Everest có chiều cao 8.848 m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất trên bề mặt Trái Đất so với mực nước biển. Đỉnh Everest thu hút nhiều người leo núi khám phá. Ảnh: Wikipedia.
Đỉnh Everest có chiều cao 8.848 m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất trên bề mặt Trái Đất so với mực nước biển. Đỉnh Everest thu hút nhiều người leo núi khám phá. Ảnh: Wikipedia.
Đỉnh Everest còn có tên gọi khác là Chomolungma. Tên gọi Everest chỉ xuất hiện từ năm 1865 khi được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh đặt tên tiếng Anh. Ảnh: Wikipedia.
Đỉnh Everest còn có tên gọi khác là Chomolungma. Tên gọi Everest chỉ xuất hiện từ năm 1865 khi được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh đặt tên tiếng Anh. Ảnh: Wikipedia.
Theo World Atlas, đỉnh Everst nằm giữa 2 quốc gia Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng), thuộc dãy Himalaya. Ảnh: World Atlas.
Theo World Atlas, đỉnh Everst nằm giữa 2 quốc gia Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng), thuộc dãy Himalaya. Ảnh: World Atlas.
Trong tiếng Nepal, đỉnh núi này được gọi là Sagarmatha, có nghĩa là "trán trời". Người Tây Tạng gọi là Chomolangma (Thánh mẫu của vũ trụ). Theo CNN, nhiệt độ ở đỉnh Everest dao động từ -31 đến -4 độ F. Tháng 5 là thời điểm để leo núi, khi trời ít gió. Ảnh: BBC.
Trong tiếng Nepal, đỉnh núi này được gọi là Sagarmatha, có nghĩa là "trán trời". Người Tây Tạng gọi là Chomolangma (Thánh mẫu của vũ trụ). Theo CNN, nhiệt độ ở đỉnh Everest dao động từ -31 đến -4 độ F. Tháng 5 là thời điểm để leo núi, khi trời ít gió. Ảnh: BBC.
New Zealand là quốc gia đầu tiên có quốc kỳ được cắm trên đỉnh Everest (ngọn núi cao nhất thế giới) ngày 29/5/1953. Người làm được điều này là nhà leo núi Edmund Hillary. Ảnh: Wikipedia.
New Zealand là quốc gia đầu tiên có quốc kỳ được cắm trên đỉnh Everest (ngọn núi cao nhất thế giới) ngày 29/5/1953. Người làm được điều này là nhà leo núi Edmund Hillary. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 16/5/1975, nhà leo núi người Nhật Bản có tên Junko Tabei trở thành phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest. Ngày 25/5/2001, Erik Weihenmayer mang quốc tịch Mỹ, trở thành người mù đầu tiên chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới này. Ảnh: New York Times.
Ngày 16/5/1975, nhà leo núi người Nhật Bản có tên Junko Tabei trở thành phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest. Ngày 25/5/2001, Erik Weihenmayer mang quốc tịch Mỹ, trở thành người mù đầu tiên chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới này. Ảnh: New York Times.

GALLERY MỚI NHẤT