Độ giàu có của gia tộc tặng cháu 20.000 lượng vàng hồi môn

Ông Huyện Sỹ là một trong tứ đại hào phú đất Sài Gòn xưa, là người giàu có bậc nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Độ giàu có của gia tộc tặng cháu 20.000 lượng vàng hồi môn
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người Sài Gòn đều biết đến tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Đây là 4 vị đại gia giàu nhất đất Sài Gòn thời ấy. Trong đó, người đứng đầu "Nhất Sỹ" không chỉ sở hữu khối tài sản giàu có bậc nhất Nam Kỳ Lục Tỉnh mà còn nức tiếng Đông Dương.
Làm giàu nhờ đất
Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo ở Cầu Kho, Sài Gòn nhưng quê quán ông ở Bình Lập, (Tân An, Long An).
Ông Huyện Sỹ từng có tuổi thơ nghèo khó nhưng sau đó ông được các tu sĩ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Vì thế, ông Huyện Sỹ thông thạo nhiều thứ tiếng như tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hoa và chữ Quốc ngữ.
Sau khi về nước, với vốn ngôn ngữ đa dạng của mình, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Thời điểm này cũng là lúc dân cư bỏ ruộng đất đi tản mát khắp nơi tránh thực dân Pháp. Bằng sự nhạy bén của mình, ông Huyện Sỹ chớp cơ hội dùng tiền để dành khi đi du học để mua một số thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng lúa.
Do giau co cua gia toc tang chau 20.000 luong vang hoi mon
 Nhà thờ Huyện Sỹ. Ảnh: Dân Việt
Không ngờ năm đó mưa thuận gió hòa, lúa lên xanh tốt, vụ mùa bội thu, ông Huyện Sỹ thu về lượng lớn thóc gạo. Nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa rất lớn, ông Huyện Sỹ lập tức đi vay mượn tiền của bạn bè để mua đất khắp khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ. Liên tiếp mấy vụ mùa bội thu giúp ông Sỹ thu về đầy ắp của cải.
với tầm nhìn xa trông rộng, ông Huyện Sỹ còn nhìn thấy xu hướng mở rộng thành phố Sài Gòn ra ngoại ô nên ông tiếp tục thu mua đất khu vực Gò Vấp để xây nhà cho thuê, xây nhà xưởng, nhà máy để sản xuất. Giai thoại lúc bấy giờ đồn đại, chỉ riêng nhà cho thuê, ông Huyện Sỹ đã có tới hàng ngàn căn.
Theo Vietnamfinance, ở thời kì giàu có bậc nhất, gia đình ông Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia để thuê người canh tác. Ở miền Tây, ruộng đất của ông được ví như "cò bay mỏi cánh không hết".
Ngoài ra, tại Sài Gòn, gia đình ông Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm để cho thuê.
Tặng cháu gái 20.000 lượng vàng làm của hồi môn
Độ giàu có của ông Huyện Sỹ còn được cho là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Bởi vậy, mới có câu chuyện vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu) cho Vua Bảo Đại, gia đình ông Huyện Sỹ đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt, tương đương với 20.000 lượng vàng thời bấy giờ làm của hồi môn.
Thậm chí, vị hoàng đế Bảo Đại sau này còn phải dùng tiền của nhà vợ nhiều hơn là tiền Hoàng Gia.
Do giau co cua gia toc tang chau 20.000 luong vang hoi mon-Hinh-2
 Nhà thờ Huyện Sỹ xây dựng từ năm 1902 đến năm 1905 . Ảnh: Internet
Một điều đáng ca ngợi là dù nắm trong tay khối tài sản khổng lồ nhưng lại không có lối sống xa hoa, tiêu xài hoang phí. Toàn bộ gia sản của ông được tập trung để phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo.
Các con cháu của ông Huyện Sỹ đều học hành, thành đạt, cũng đều sở hữu đất đai rộng lớn.
Sự giàu có của Huyện Sỹ đến nay vẫn còn thể hiện rõ nét qua các công trình xây dựng, một trong số đó chính là nhà thờ Huyện Sỹ. Ngôi nhà thờ này đã được ông Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng.

Video: Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24

Ngôi nhà hơn trăm cột của đại gia xưa ở miền Tây

Ngoài nét cổ kính, ngôi nhà hơn trăm tuổi của phú hộ xưa ở miền Tây còn độc đáo khi có 120 cột nhà làm bằng gỗ quý.

Ngôi nhà hơn trăm cột của đại gia xưa ở miền Tây
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay
 Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) được xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau 5 năm.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-2
 Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa. Ông Hoa vốn là một phú hộ, thành viên hội đồng quản hạt vùng Chợ Lớn đồng thời cũng là hương sư làng Long Hựu. Với lòng đam mê nghệ thuật, ông Hoa đã bỏ ra một số tiền khá lớn để hình thành công trình này.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-3
 Nhà có chiều ngang 21m, dài 42m được xây dựng trên một doi đất cù lao rộng lớn mà ngày xưa được gọi là Long Hựu thôn, tổng Lộc Thành, tỉnh Chợ Lớn
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-4
 
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-5
 Ngôi nhà có 120 cột, trong đó có 68 cột chính, những cột còn lại nhỏ hình vuông. Trong 5 năm xây dựng ngôi nhà này, ông Hoa phải mất 2 năm làm nền móng và 3 năm tập trung chạm trổ hoa văn nội thất.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-6
 Ngôi nhà được các nghệ nhân ở Huế thực hiện theo kiểu nhà rường Huế pha lẫn một chút sắc thái của địa phương miền Nam tạo thành một tác phẩm độc đáo.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-7
 Nhà trăm cột có mặt tiền hướng về phía tây bắc, cột, kèo được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, mun, gõ… Các bộ phận kết cấu chính như trính kèo đều chạy chỉ và uốn cong.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-8
 Những họa tiết, chạm khắc trong ngôi nhà rất tinh xảo.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-9
 Nhà được chia ra làm 2 phần, nhà chính gồm 3 gian nơi để tiếp khách, thờ phượng và 2 chái dùng trong sinh hoạt ăn ở nấu nướng.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-10
 Những vật dụng trong nhà có tuổi đời cả trăm năm và đều làm bằng gỗ quý.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-11
 Mái lợp ngói âm dương.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-12
 Khu vực nhà dưới làm nơi ngủ của gia đình. Hai dãy nhà hai bên là nhà bếp. Ở giữa hai dãy nhà bếp còn có sân được thiết kế để phơi lúa.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-13
 Hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ (70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa). Chồng bà ngỏ là cháu nội của ông Hoa nhưng cũng đã mất cách đây nhiều năm. “Ngôi nhà này đã trải qua 6 đời sống ở đây, giờ tôi trông coi chính. Các con cháu cũng cố gắng giữ gìn những gì cha ông để lại. Năm 1997, ngôi nhà được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia”, bà Ngỏ nói.
Ngoi nha hon tram cot cua dai gia xua o mien Tay-Hinh-14
 Trải qua thời gian, một số hạng mục trong ngôi nhà cổ cũng xuống cấp, các tường xuất hiện nhiều vết nứt.

Nhà đại gia Việt xưa: Nội thất hoành tráng cỡ nào?

Sập gụ, tủ chè hay trường kỷ là món đồ nội thất truyền thống, nhưng chỉ những gia đình giàu có thời xưa mới có điều kiện sở hữu.

Nhà đại gia Việt xưa: Nội thất hoành tráng cỡ nào?
Sập gụ
Nha dai gia Viet xua: Noi that hoanh trang co nao?
 
Vài chục năm về trước, sập gụ là một trong những đồ nội thất truyền thống. Tuy nhiên, không phải nhà ai cũng có điều kiện để sở hữu nó. Chỉ những gia đình quyền quý, giàu có mới dám sắm bộ sập gụ. Sập gụ là phản gỗ nguyên khối, dùng thay bàn ngồi tiếp khách hoặc để nằm nghỉ ngơi. Sập được chạm khắc tinh xảo, khéo léo với nhiều hoa văn như tùng, cúc, trúc, mai, sông núi, loài vật... cho đến hoạt cảnh đời thường.

Ái nữ kín tiếng nhà đại gia Việt: 3 nàng tiên toàn Tiến sĩ Harvard, Oxford nhà PNJ

Không chỉ sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ đồng, cả 3 ái nữ nhà nữ tướng PNJ Cao Thị Ngọc Dung còn khiến nhiều người ngưỡng mộ khi có thành tích học siêu khủng.

Ái nữ kín tiếng nhà đại gia Việt: 3 nàng tiên toàn Tiến sĩ Harvard, Oxford nhà PNJ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tin mới