"Đỏ mặt" những bức tượng hoan lạc trong đền cổ Ấn Độ
(Kiến Thức) - Quần thể 85 ngôi đền tại thị trấn Khajuraho, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ nổi tiếng thế giới với những bức tượng hoan lạc được điêu khắc nổi bên ngoài. Người ta tin rằng những bức tượng nam nữ giao hoan tượng trưng cho sự khởi đầu và cuộc sống mới.
Tâm Anh (theo Ancient-origins)
Xem toàn bộ ảnh
Những bức tượng hoan lạc tại quần thể 85 ngôi đền tại thị trấn Khajuraho, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ khiến nhiều người phải "đỏ mặt" khi nhìn thấy. Theo các chuyên gia, những bức tượng nam nữ giao hoan trong quần thể 85 ngôi đền trên được các triều đại Chandela xây dựng từ giữa năm 950 - 1050. Sau nhiều thế kỷ nằm ẩn sâu trong rừng, đội trưởng Anh TS Burt phát hiện ra những ngôi đền với các bức tượng đặc biệt trên vào năm 1838.
Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn tồn tại 25 trong tổng số 85 ngôi đền. Những công trình tôn giáo cổ xưa này được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1986.
Những bức tượng nam nữ "ân ái" với đủ tư thế được điêu khắc nổi bên ngoài các ngôi đền.
Trước sự tồn tại của những bức tượng "nhạy cảm" trên, nhiều người tò mò về mục đích người xưa tạo ra chúng.
Theo một giả thuyết, những bức tượng trên được tạo ra khi các vị vua Chandela đi theo triết lý Tantric đề cao sự bình đẳng giữa nam và nữ. Một giả thuyết khác cho rằng, quần thể 85 ngôi đền có những bức tượng nam nữ hoan lạc thể hiện nghệ thuật "chốn phòng the".
Người ta tin rằng việc thể hiện đời sống "chăn gối" trong đền thờ được coi là điềm tốt vì nó đại diện cho sự khởi đầu và cuộc sống mới.
Đối với người Ấn Độ giáo thời xưa, "những cuộc yêu" là một phần thiết yếu của cuộc sống.
Do vậy, người xưa đã tạo ra những bức tượng điêu khắc nam nữ giao hoan xen kẽ với các hoạt động đời sống khác như cầu nguyện, chiến sự...
Mời độc giả xem video: Bức tượng bị sờ của quý đến nhẵn bóng để cầu tự (nguồn: VTC14)