"Đoàn tàu tử thần" Nga tái xuất, Mỹ-NATO chết khiếp

(Kiến Thức) - Việc Quân đội Nga chuẩn bị đưa vào hoạt động trở lại các đoàn tàu tên lửa đạn đạo là câu trả lời cho mọi thách thức của NATO.

"Đoàn tàu tử thần" Nga tái xuất, Mỹ-NATO chết khiếp
Army Recognition dẫn nguồn tin quân sự từ Nga cho hay, đến năm 2020 Lực lượng Vũ trang Nga sẽ đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa đạn đạo di động (ICBM) mới với tên gọi Barguzin và sẽ được triển khai trên hệ thống đường sắt dài hàng ngàn km của nước này. Các tổ hợp ICBM này còn được biết tới với cái tên “Đoàn tàu tử thần”.
Theo thông tin ban đầu có được đoàn tàu “tử thần” thế hệ thứ hai Barguzin của Quân đội Nga có khả năng mang theo tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars thay vì 3 tên lửa như hệ thống cũ RT-23 Molodets (định danh NATO là SS-24 Scalpel) - thế hệ tổ hợp tên lửa đạn đạo trên tàu lửa đầu tiên của Nga do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa trên xe lửa RT-23 Molodets của Quân đội Liên Xô được đưa vào trang bị từ năm 1987. Một đoàn tàu RT-23 tiêu chuẩn được trang bị ba đầu máy kéo diesel M62, kéo theo một toa chỉ huy, một toa hỗ trợ kỹ thuật, một toa chứa máy phát điện và ba toa chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa tạo thành một đoàn tàu với chín toa tàu.
Năm 2020, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ sở hữu lại vũ khí răn đe hạt nhân hiệu quả nhất của mình.
Năm 2020, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ sở hữu lại vũ khí răn đe hạt nhân hiệu quả nhất của mình.
Từ năm 1987 đến năm 1991 trước khi Liên Xô tan ra Quân đội Liên Xô sở hữu khoảng 12 đoàn tàu “tử thần” RT-23, các đoàn tàu này tiếp tục được Quân đội Nga sử dụng đến tận năm 2002 và được tháo dỡ vào năm 2007 sau khi Nga ký hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START II với Mỹ.
Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga – Đại tướng Sergey Karakaev trước đó cũng từng cho biết rằng các đoàn tàu mang theo tên lửa đạn đạo Barguzin có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với người tiền nhiệm Molodets của nó về tầm bắn hiệu quả, độ chính xác và các đặc điểm kỹ chiến thuật khác. Điều này sẽ cho phép Barguzin hoạt động trong Quân đội Nga ở khoảng thời gian dài ít nhất đến năm 2040.
Theo đó các đoàn tàu Barguzin sẽ gần như vô hình trước hệ thống trinh sát điện tử của đối phương với khả năng cơ động cao và có tầm hoạt động lên đến hàng ngàn km chỉ trong 24 giờ kể từ khi nó được triển khai. Bên cạnh đó Barguzin cũng sẽ có thiết kế tương tự như các đoàn tàu dân sự của Nga hiện tại.
Trong khi đó cơ sở hạ tầng cần thiết cho các đoàn tàu Barguzin như đường hầm, các căn cứ ngầm, hệ thống đường sắt riêng đều đã sẵn sàng đi vào hoạt động nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng cũ của các đơn vị tàu RT-23 Molodets. Và sau khi đi vào hoạt động Barguzin sẽ là lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược mới của Nga đối với bất cứ quốc gia thù địch nào.

Trung Quốc “không tha” đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga

(Kiến Thức) - Đoàn tàu tên lửa đạn đạo RT-23 là thiết kế vũ khí mới nhất của Nga bị Trung Quốc sao chép.

Trung Quốc “không tha” đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời nguồn tin quân sự giấu tên từ Mỹ cho biết, vào cuối năm 2015 Quân đội Trung Quốc đã tiến hành phóng thử nghiệm tổ hợp tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới được tích hợp trên một đoàn tàu hỏa. Nó do Tổng công ty khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển với nền tảng chính là các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.
Mặc dù buổi thử nghiệm vào đầu tháng 12/2015 không phóng thử bất cứ tên lửa đạn đạo DF-41 nào nhưng CASC đã cho chạy thử nghiệm đoàn tàu tên lửa đạn đạo di động đặc biệt này. Một tên lửa đạn đạo DF-41 cũng đã được triển khai trong quá trình thử nghiệm tuy nhiên động cơ đẩy của nó lại không được khởi động.

Quân đội Nga: Chỉ hậu cần tốt mới tạo nên chiến thắng

(Kiến Thức) - Hậu cần đóng vai trò rất quan trọng trong chiến thắng quân sự, chính vì thế Quân đội Nga thường xuyên tổ chức nhiều cuộc tập trận liên quan tới hậu cần thời chiến.

Quân đội Nga: Chỉ hậu cần tốt mới tạo nên chiến thắng
Được biết phóng sự ảnh này được cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga thực hiện vào năm 2005 trong đợt cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng khác nhau thuộc lực lượng Vũ trang Nga.
Được biết phóng sự ảnh này được cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga thực hiện vào năm 2005 trong đợt cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng khác nhau thuộc lực lượng Vũ trang Nga.

Công ty Mỹ chê bai thậm tệ siêu cơ Su T-50 Nga

(Kiến Thức) - Các chuyên gia công ty Lockheed Martin Mỹ cho rằng, tiêm kích Su T-50 chưa thật sự hoàn hảo, nó không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Công ty Mỹ chê bai thậm tệ siêu cơ Su T-50 Nga
Theo tạp chí Jane's đưa tin từ Singapore Air Show 2016, sự hiện diện của F-22 Raptor  tại triển lãm hàng không quốc tế này đã một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu về việc trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của các quốc gia Châu Á trong tương lai gần và ngoài F-22 thì F-35 cũng là một trong những lựa chọn khả thi.
Trong buổi phỏng vấn với Jane’s, một đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết, chỉ có một số ít quốc gia trên thế giới đang tiến hành chương trình phát triển các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tuy nhiên không phải chương trình nào trong số đó cũng thành công.

Tin mới