Doanh nghiệp chi tiền tỷ mua 18 tấn cá song làm quà Tết cho công nhân

Mỗi cán bộ, công nhân của Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV, Cẩm Phả, Quảng Ninh sẽ được nhận khoảng 5kg cá song trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) vừa có thông báo về kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu cung cấp cá song biển tươi sống nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Theo đó, nhà thầu cung cấp cá song được lựa chọn là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Vận tải Anh Khôi. Công ty này trúng thầu với mức giá hơn 4,8 tỷ đồng.
Theo Công ty Tuyển than Cửa Ông, hiện công ty có khoảng 3.700 cán bộ, nhân viên và công nhân lao động, mỗi người sẽ nhận được khoảng 5kg cá song để ăn Tết. Số tiền mua cá song được trích từ quỹ phúc lợi của công ty.
Trước đó, năm 2022, 2023, Công ty Tuyển than Cửa Ông (P. Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) cũng chi từ 4,5 tỷ đến gần 5 tỷ đồng mua cá song tươi sống cho cán bộ, nhân viên, người lao động nhân dịp Rằm tháng Giêng.
Ngoài ra, Tết năm nay, mỗi người lao động của công ty sẽ được thưởng 8 triệu đồng/người, đồng thời công ty còn hỗ trợ mỗi người tháng lương thứ 13 (khoảng 13 triệu đồng).
Doanh nghiep chi tien ty mua 18 tan ca song lam qua Tet cho cong nhan
 Ảnh minh họa.
Theo Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh, mức thưởng Tết Nguyên đán trên địa bàn Quảng Ninh bình quân là 8,3 triệu đồng/người.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ có chính sách đặc thù cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán như thăm hỏi, động viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bố trí xe đưa, đón hoặc hỗ trợ tiền tàu, xe cho người lao động về quê ăn tết và quay trở lại làm việc, tặng quà.

Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ, chăm lo cho người lao động, giữ chân công nhân, đảm bảo an sinh – xã hội.

Nồi lẩu cá nguyên con, netizen nhìn xong bàn tán xôn xao

Chứng kiến nồi lẩu cá nguyên con trắng ởn, netizen để lại nhiều bình luận nghi ngờ về độ ngon nhưng ai ngờ lại là đặc sản vùng miền.

Nồi lẩu cá nguyên con, netizen nhìn xong bàn tán xôn xao
Noi lau ca nguyen con, netizen nhin xong ban tan xon xao
 Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh nồi lẩu với 2 nguyên liệu chính là rau răm và một loại cá gì đó gây chú ý của nhiều người.

“Cá thần” tiến vua đắt đỏ ở Việt Nam: Thế giới chỉ 3 nước có

Cá bỗng thu hút sự chú ý không chỉ vì chất lượng thịt mà còn bởi những yếu tố tâm linh kì lạ.

“Cá thần” tiến vua đắt đỏ ở Việt Nam: Thế giới chỉ 3 nước có
Loài cá đặc biệt ở Việt Nam

Cá bỗng, hay còn có tên khoa học là Spinibarbus denticulatus, là một loài cá nước ngọt hiếm có ở khu vực châu Á. Loài cá này chỉ sinh sống ở 3 quốc gia gồm Việt Nam (trên lưu vực sông Hồng, sông Gâm, sông Mã, vùng nước ngọt từ Nghệ An đến Quảng Trị), Lào (sông Nậm Ma) và Trung Quốc (trên lưu vực sông Dương Tử, đảo Hải Nam và một số khu vực đông nam Trung Quốc).

Loài cá này xuất hiện ở các con sông có kích thước từ trung bình đến lớn, ở các suối sâu, trong các ao hồ và hồ chứa. Cá có khả năng chịu nhiệt tốt, sống được trong nước từ 9 độ đến 30 độ C tùy theo mùa.

Nhìn chung, loài này có sức sống cao, nhưng một số quần thể địa phương đã bị suy giảm do đánh bắt quá mức, mất môi trường sống và ô nhiễm. Cá bỗng là một loài cá thực phẩm quan trọng, đôi khi được nuôi trồng thuỷ sản và cũng được nuôi làm cá trong vườn hoặc cá cảnh.

Cá bỗng chậm lớn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, lá cây nên thịt của loài cá này dai, thơm, ngọt thịt và đặc biệt không có vị tanh như những loại cá khác nên rất được người dân ưa chuộng. Tương truyền cá bỗng cũng thuộc nhóm "Ngũ quý hà thủy", tức là năm loại thuỷ sản quý nhất thường được dùng để tiến vua, bao gồm cá anh vũ, cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng.

“Ca than” tien vua dat do o Viet Nam: The gioi chi 3 nuoc co

Tại xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá), cá bỗng được coi là "cá thần", được người dân trong bản lập đền thờ Thần Cá cách suối cá chỉ 10m. Nhiều câu chuyện liên quan đến cá thần đã được truyền miệng và là đề tài thu hút vô số khách thập phương.

Người dân địa phương tin rằng sự sung túc của bầy cá là biểu tượng của sự bình yên, no ấm, và suối cá rất linh thiêng, ai dám bắt và ăn thịt các loại cá trên dòng suối này là xúc phạm đến thần linh, có thể gây tai họa cho bản thân và cả cộng đồng.

Món ăn đặc sản

Dù vậy, trả lời Dân trí, Tiến sỹ Nguyễn Kiêm Sơn - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - cho biết cá bỗng sống ở suối "cá thần" Thanh Hóa hoàn toàn có thể ăn được và không gây độc. Việc người dân tại đây không ăn cá hoàn toàn là do yếu tố tâm linh. Nhờ đó, đàn cá được sinh sống thoải mái và ngày càng nhiều lên. Suối cá Cẩm Lương đến nay phát triển thành 2 suối cá song song, tạo thành cảnh quan thu hút không ít du khách.

Còn tại những vùng khác như Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang..., cá bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ người dân dùng để ăn, trong khi những con to được bán với giá rất đắt. Trên vùng Tây Bắc, cá bỗng là loài cá quý, đặc sản, người dân nơi đây chỉ mổ thịt cá khi có sự kiện trọng đại như cưới hỏi, giỗ chạp.

Cá bỗng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: gỏi, nướng, xào, nộm, hấp lá chanh, nấu canh chua, nấu cháo… Riêng vảy cá có thể chiên giòn làm món nhậu lai rai rất lạ miệng.

Thịt cá bỗng ngọt, chắc, thơm ngon mà không tanh.

Cá bỗng được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng.

Cá bỗng đang mang lại những giá trị kinh tế lớn cho người dân các tỉnh thành. Cá cần phải được nuôi tối thiểu trong 2 năm, đạt trọng lượng ít nhất 2kg mới có thể bán. Giá thị trường dao động khoảng 250-300 nghìn đống/kg. Một hộ dân nuôi bình thường có cả thể thu về 200 triệu đồng mỗi năm, những hộ có quy mô lớn hơn có thể thu về cả tiền tỉ.

Nuôi rong sụn thu tiền tỷ mỗi năm

Là hộ dân tiên phong trong việc nuôi xen canh rong sụn - vốn được coi như nhân sâm biển - với hàu biển cùng một khu vực, mỗi năm ông Nguyễn Sỹ Bính (Quảng Ninh) thu về tiền tỷ.

Nuôi rong sụn thu tiền tỷ mỗi năm

Ông Nguyễn Sỹ Bính (SN 1966, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), vốn là một ngư dân chủ yếu nuôi cá song, hàu biển trên vùng biển huyện Vân Đồn. Từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, giá cá song và hàu giảm mạnh. Có thời điểm, việc tìm đầu ra cho sản phẩm trở nên bế tắc, tiền thức ăn mỗi ngày vẫn phải chi nên ông thua lỗ, không có cách gì để vớt vát. Bất khả kháng, ông Bính phải bán căn nhà trong đất liền để bù lỗ việc làm ăn.

Sau đó, qua các hội thảo, hội nghị của Hội Nuôi biển Việt Nam về rong sụn, ông cho rằng sẽ khả thi nếu nuôi trên vùng biển Phất Cờ.

Nuoi rong sun thu tien ty moi nam
Khư vực nuôi rong sụn xen canh với hàu biển của ông Bính gần đảo Phất Cờ, Vân Đồn

Năm 2021, ông Bính thí điểm nuôi những ô rong sụn nhỏ lẻ xen kẽ với các dây nuôi thả hàu. Đầu năm 2022, diện tích nuôi rong sụn của ông Bính được nhân lên 5ha, gồm cả nuôi xen kẽ nhuyễn thể và nuôi tập trung rong sụn.

Để giảm tình trạng cá rìa quanh bờ đến ăn giá thể rong sụn giống, ông Bính đưa vùng nuôi rong ra xa so với chân đảo Phất Cờ. Đồng thời, ưu tiên chọn vùng nước có nền nhiệt ổn định từ 25 đến 28 độ để kích thích sự phát triển của cây rong.

Kết quả, cây rong sụn tại đảo Phất Cờ đạt độ trưởng thành tốt chỉ sau 2 tháng nuôi. Đây cũng là thời kỳ rong sụn có nhiều thành tố tốt nhất, đáp ứng các tiêu chí trở thành nguyên liệu để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược liệu và được coi là 'nhân sâm biển' vì mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

Theo ông Bính, với mức tăng trưởng như trên, mỗi năm có thể nuôi trồng 3 vụ rong sụn (trừ 4 tháng mùa Đông), sản lượng đạt 70-100 tấn/ha/năm. Với giá bán trên thị trường hiện nay là 2.500 đến 3.000 đồng/kg tươi, doanh thu từ rong sụn có thể đạt khoảng 200 triệu đồng/ha, cho lợi nhuận 30-50% doanh thu.

Nuoi rong sun thu tien ty moi nam-Hinh-2
Sau nhiều lần thu lỗ vì nuôi cá song, nay ông Bính đã thành công với mô hình nuôi rong sụn

Nuoi rong sun thu tien ty moi nam-Hinh-3

Cây rong sụn khi mới được thu hoạch lên có màu đậm, thân căng mọng

Nuoi rong sun thu tien ty moi nam-Hinh-4

Để tăng giá trị thương phẩm, rong sụn được phơi khô

Hơn nữa, ông Bính đang triển khai phơi khô rong sụn để bán cho một số đơn vị làm thạch với giá 36.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về còn cao hơn.

"Nhà tôi thuê 20 công nhân làm nhiệm vụ chăm sóc, thu hoạch rong. Thời điểm này, ngày nào cũng có vài tấn rong tươi được thu. Sau đó sẽ trích lại 20% số rong có cành xum xuê, khoẻ mạnh, không đứt gãy để làm giống rồi nuôi gối vụ tiếp tại khu vực vừa thu hoạch", ông Bính kể.

Hiện tại, nhiều công ty đã ký hợp đồng dài hạn với ông Bính thu mua rong sụn tươi, khô để làm các sản phẩm thạch, mỹ phẩm, dược liệu. Ông Bính cũng lên kế hoạch xuất khẩu rong sụn ra nước ngoài.

"Ông Bính là một trong những hộ dân tiến bộ trong việc chuyển đổi cơ cấu những mô hình nuôi trồng thuỷ, hải sản để phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù thời gian ban đầu có thất bại nhưng ông không nản lòng, sau đó thành công và còn giúp một số hộ dân khác cùng làm giàu từ cây rọng sụn", Chủ tịch UBND xã Hạ Long, ông Đỗ Mạnh Ninh, cho biết.

Nuoi rong sun thu tien ty moi nam-Hinh-5

Giá rong sụn tươi khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng phơi khô đi thì sẽ bán với giá 36.000 đồng/kg

Nuoi rong sun thu tien ty moi nam-Hinh-6

Trại nuôi trồng thuỷ, hải sản của ông Bính được nhiều hộ dân khác trong khu vực tới học hỏi 

Tin mới