Doanh nghiệp khóc, cười cùng khoản đầu tư chứng khoán

Một vài doanh nghiệp đang tạm lỗ khi đầu tư chứng khoán, số khác đã bán hết và chịu cảnh thua lỗ.

Chứng khoán luôn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn không chỉ với các cá nhân mà còn với các tổ chức, doanh nghiệp. Nhiều công ty lựa chọn đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ... nhằm ghi nhận lợi nhuận từ đầu tư tài chính.
Tuy nhiên, kết quả có thể không đạt được kỳ vọng, khi thị trường chứng khoán luôn có những biến động khó lường và bản thân mỗi cổ phiếu lại có một câu chuyện riêng.
Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) trong một số năm gần đây có đầu tư chứng khoán, gồm chứng chỉ quỹ và cổ phiếu. Tại báo cáo kết thúc ngày 30/9/2023, Coteccons đầu tư chứng khoán gần 237 tỷ đồng và tạm lỗ hơn 15 tỷ đồng. Danh mục đầu tư khi đó gồm chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN30, cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT, cổ phiếu MWG của Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động.
Tại kỳ báo cáo kết thúc ngày 31/12/2023, công ty vẫn còn khoản đầu tư hơn 222 tỷ đồng vào chứng khoán. Danh mục ghi nhận vẫn có chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN30, cổ phiếu FPT và cổ phiếu các công ty khác.
Nhưng thay vì lỗ như 3 tháng trước đó, lúc này Coteccons đã tạm lãi 40% với khoản đầu tư vào cổ phiếu FPT và tạm lỗ khoảng 4,5 tỷ đồng khi mua chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN30.
Doanh nghiep khoc, cuoi cung khoan dau tu chung khoan
Nhiều doanh nghiệp chịu cảnh thua lỗ khi đầu tư chứng khoán (Ảnh minh họa: Đăng Đức).
Công ty cổ phần Thép Tiến Lên (mã chứng khoán: TLH) hồi đầu năm 2023 cũng đầu tư hơn 105 tỷ đồng vào chứng khoán, với các mã IJC của Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật, SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, VIX của Công ty cổ phần Chứng khoán VIX và các cổ phiếu khác.
Tới cuối năm 2023, Thép Tiến Lên đã bán hết các cổ phiếu IJC, SHB, VIX và một số cổ phiếu khác. Giá trị đầu tư chứng khoán chỉ còn khoảng 3 tỷ đồng. Trong quý IV/2023, công ty ghi nhận lỗ ròng hơn 9 tỷ đồng từ kinh doanh chứng khoán còn cùng kỳ năm trước là lỗ hơn 20 tỷ đồng. Có vẻ, Thép Tiến Lên không mấy "mát tay" với đầu tư chứng khoán.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) - "vua" xuất khẩu cá tra và basa vùng Đồng bằng sông Cửu Long - cũng đang chung tình cảnh tạm thua lỗ khi đầu tư chứng khoán. Tại ngày 31/12/2023, Vĩnh Hoàn đầu tư hơn 181 tỷ đồng để mua cổ phiếu và đang tạm lỗ 39 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư của Vĩnh Hoàn gồm 3 mã cổ phiếu bất động sản, gồm NLG (Nam Long), DXS (Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh), KBC (Đô thị Kinh Bắc) và một số cổ phiếu khác. Tỷ trọng cổ phiếu NLG và DXS chiếm phần lớn danh mục.
Tuy nhiên, các cổ phiếu này có biến động giảm về giá nên tại ngày 31/12/2023, công ty có tạm lỗ so với giá mua vào ban đầu. Từ ngày 1/1/2024 đến nay, giá cổ phiếu NLG đã tăng 7% còn cổ phiếu DXS vẫn đang đà giảm, mất 3%.
Giá cổ phiếu bất động sản hồi phục trong năm vừa qua cũng rút ngắn con số tạm lỗ trong đầu tư của Vĩnh Hoàn. Nếu cuối năm 2022, cũng với danh mục này, công ty tạm lỗ gần 77 tỷ đồng thì cuối năm 2023, con số đã giảm 50%.
Một doanh nghiệp bất động sản là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN) mang hơn 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán trong năm 2023. Tại ngày 31/12/2023, công ty đầu tư gần 433 tỷ đồng cho chứng khoán.
Danh mục đầu tư gồm 90 tỷ đồng mua cổ phiếu DGC của Công ty Hóa chất Đức Giang; 78 tỷ đồng mua cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank; gần 73 tỷ đồng mua cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát; hơn 35 tỷ đồng mua cổ phiếu MWG của Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động; gần 9 tỷ đồng mua cổ phiếu QTP của Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh; còn lại hơn 148,8 tỷ đồng mua các cổ phiếu khác.
Tại thời điểm lập báo cáo, khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG đang lãi cao nhất, lên tới 57%; lãi đầu tư DGC tạm tính 14%. Còn lại, các khoản đầu tư khác đều lỗ. Tính tổng cộng, danh mục đầu tư của Nhà Đà Nẵng đang tạm lãi 4%, tương ứng khoảng 37,5 tỷ đồng.

UB Chứng khoán Nhà nước yêu cầu dừng sử dụng robot đặt lệnh

UB Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện rà soát và dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động do tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có văn bản gửi các công ty chứng khoán (CTCK) liên quan đến hoạt động sử dụng thuật toán, robot và lệnh tần suất cao trong đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến.

6 nhóm ngành nào được PSI điểm tên hưởng lợi trong năm 2024?

Định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam không còn quá hấp dẫn do đó việc thu hút dòng vốn đầu tư từ khối ngoại sẽ gặp sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia trong khu vực.

Báo cáo chiến lược 2024 của Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết thị trường hiện tại đang được giao dịch tại mức P/E 14.X, thấp hơn mức P/E trung bình 10 năm là 16.68. Trong khi đó so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam không còn quá hấp dẫn do đó việc thu hút dòng vốn đầu tư từ khối ngoại sẽ gặp sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia trong khu vực.
PSI dự báo mục tiêu của chỉ số VN-Index trong năm 2024 sẽ có thể tăng lên vùng 1.137 – 1.287 điểm dựa trên các giả định về tăng trưởng thu nhập và định giá phù hợp của thị trường.

Tin mới