Doanh nghiệp Việt Nam phát triển kinh tế xanh để tăng cạnh tranh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu của thế giới. Đây cũng là mô hình hình phát triển được doanh nghiệp nhiều quốc gia lựa chọn để tăng thế cạnh tranh.

Doanh nghiep Viet Nam phat trien kinh te xanh de tang canh tranh
Tổng Giám đốc VOV Đỗ Tiến Sỹ phát biểu khai mạc diễn đàn. 
“Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh” do Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội. Tại diễn đàn, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ cho rằng, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh là chiến lược để phát triển bền vững thông qua kết hợp giữa tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo xanh tại doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, tăng trưởng xanh giúp đạt được mục tiêu kép về phát triển kinh tế và hạn chế tác hại đến môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong các doanh nghiệp, việc từng bước "xanh hoá" sản xuất, nhà máy xanh, công nghệ xanh, nguyên liệu sạch, năng lượng xanh… đã và đang trở thành xu thế tất yếu và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì thế, việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Theo ông Chử Đức Hoàng - Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, đổi mới công nghệ là quá trình ứng dụng các ý tưởng, phương pháp, quy trình công nghệ mới hoặc cải tiến vào thực tiễn sản xuất và đời sống, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo ra giá trị mới.
Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh, như hạ tầng 5G còn hạn chế, nguồn nhân lực công nghệ mới chỉ có khoảng 500.000 nhân lực CNTT, trong khi nhu cầu cần tới 1 triệu vào năm 2025; gần 77% lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo sơ cấp. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực công nghệ hạn chế: hơn 97% doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ, chỉ khoảng 5% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; khoảng 70% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình.
Đổi mới công nghệ có vai trò quan trong để phát triển kinh tế số và kinh tế xanh thông qua thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng trong sản xuất. Việt Nam đặt mục tiêu Phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.
Các công nghệ năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối được ứng dụng rộng rãi. Sử dụng công nghệ sinh học, vật liệu sinh học, tái chế để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ số trong theo dõi, kiểm soát, xử lý chất thải, nước thải, khí thải. Ứng dụng tự động hóa, robot, điều khiển số trong sản xuất để tăng năng suất, giảm lãng phí.
Doanh nghiep Viet Nam phat trien kinh te xanh de tang canh tranh-Hinh-2
Toàn cảnh “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh”. 
Đổi mới công nghệ là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số và kinh tế xanh, đề thực hiện được việc đó, theo ông Chử Đức Hoàng, trong thời gian tới Việt Nam cần chú trọng thực hiện tăng cường đầu tư, hỗ trợ công nghệ thông qua tăng đầu tư cho nghiên cứu - phát triển công nghệ mới; ưu đãi về vốn, thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; Thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ.
Ông Hoàng dẫn chứng như việc Vinfast phát triển thành công nhà máy sản xuất ô tô điện sử dụng công nghệ tự động hóa, robot, mô phỏng kỹ thuật số, hay Vinamilk ứng dụng công nghệ IoT, Big Data trong giám sát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hoặc FPT triển khai giải pháp chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây cho các khách hàng đã giúp cho các tập đoàn, doanh nghiệp này gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, ra quyết định nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, giảm lượng phát thải, chất thải, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp.
Theo đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, để đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh cần hoàn thiện hành lang pháp lý; tạo sự đồng thuận, đồng lòng từ Chính phủ đến doanh nghiệp và người dân nhằm giải quyết các thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên...; tập trung khai thác và phát triển hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo; đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn; tăng cường hợp tác quốc tế ở cấp độ song phương và đa phương.

“Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh” được tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo).

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước

(Kiến Thức) - Thuật ngữ kinh tế xanh (Green economy) lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo năm 1989 được xây dựng bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường gửi cho Chính phủ Anh về chủ đề “Kế hoạch chi tiết cho kinh tế xanh”.

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước
Trong khuôn khổ hội thảo "Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam", PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh và TS. Lại Văn Mạnh - Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình bày tham luận về "Kinh nghiệm quốc tế trong, ngoài nước về phát triển mô hình kinh tế xanh".
Thành tựu quốc tế

Bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên với mô hình “kinh tế xanh”

Mới đây, ngày 10/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam và Tạp chí Ngày nay tổ chức.

Bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên với mô hình “kinh tế xanh”
Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên” là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày Tạp chí Ngày Nay ra số đầu tiên (2002 - 2022), đồng thời nằm trong khuôn khổ Diễn đàn “Đạo đức toàn cầu vì sự phát triển bền vững”, coi đây là một đóng góp với UNESCO, với cộng đồng, đồng thời là tránh nhiệm đối với đất nước và quốc tế.
Trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đặc biệt khi thế giới bước vào thời kỳ tăng cường ứng phó với thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu, kinh tế xanh đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia như một động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu và công cụ để phát triển bền vững.

Hà Nội phát triển nông nghiệp đô thị, hướng tới kinh tế xanh

Để nông nghiệp phát triển xứng tầm tiềm năng, lợi thế riêng có, thời gian tới, Hà Nội cần tập trung “khơi thông” các điểm nghẽn, phát triển nền nông nghiệp đô thị, hướng đến kinh tế xanh.

Hà Nội phát triển nông nghiệp đô thị, hướng tới kinh tế xanh
Khơi thông điểm nghẽn để nông nghiệp phát triển xứng tầm
Hà Nội có nhiều tiền đề quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp đô thị, một nền kinh tế xanh phù hợp với xu hướng phát triển đô thị. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại nhiều điểm nghẽn khiến nông nghiệp Hà Nội chưa phát triển xứng tầm tiềm năng, lợi thế. Nông nghiệp Hà Nội đang chịu áp lực lớn từ quá trình đô thị hóa, trong khi đó, “điểm nhìn” về nông nghiệp đô thị, kinh tế nông thôn vẫn chưa định hình rõ nét ở nhiều địa phương.

Tin mới