"Độc lạ" ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Nam Bộ

"Độc lạ" ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Nam Bộ

Cùng với không gian yên bình, cổ kính, lòng mến khách và sự thật thà của cư dân vùng sông nước miền Tây càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của di sản văn hóa - làng cổ Đông Hòa Hiệp.

Xem toàn bộ ảnh
Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông,  làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là ngôi làng cổ đầu tiên ở khu vực Nam Bộ được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là ngôi làng cổ đầu tiên ở khu vực Nam Bộ được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, vào thời Chúa Nguyễn, từ năm 1732-1757, nơi đây được được chọn làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Trong 25 năm đó, làng Đông Hòa Hiệp trở thành nơi sinh sống của nhiều vị quan lại và đại địa chủ, khiến vùng đất này giàu có trù phú.
Ngược dòng lịch sử, vào thời Chúa Nguyễn, từ năm 1732-1757, nơi đây được được chọn làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Trong 25 năm đó, làng Đông Hòa Hiệp trở thành nơi sinh sống của nhiều vị quan lại và đại địa chủ, khiến vùng đất này giàu có trù phú.
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các hộ giàu có trong làng đã cho xây cất bằng nhiều ngôi nhà cao rộng, mang kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đem lại cho làng diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các địa phương khác.
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các hộ giàu có trong làng đã cho xây cất bằng nhiều ngôi nhà cao rộng, mang kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đem lại cho làng diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các địa phương khác.
Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ảnh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời.
Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ảnh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời.
Hiện nay làng còn 7 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 150-220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 80-100 năm. Nổi bật trong hệ thống nhà cổ này là nhà của ông Liêm, ông Kiệt, ông Đức, ông Xoát...
Hiện nay làng còn 7 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 150-220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 80-100 năm. Nổi bật trong hệ thống nhà cổ này là nhà của ông Liêm, ông Kiệt, ông Đức, ông Xoát...
Các ngôi nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp đều có bộ khung bằng gỗ quý theo lối truyền thống, mái lợp ngói ta. Một số nhà có các hàng cột và tường bao bên ngoài xây bằng gạch, trang trí mô típ châu Âu.
Các ngôi nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp đều có bộ khung bằng gỗ quý theo lối truyền thống, mái lợp ngói ta. Một số nhà có các hàng cột và tường bao bên ngoài xây bằng gạch, trang trí mô típ châu Âu.
Mỗi ngôi nhà cổ lại là một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo, thể hiện qua các bộ kèo, xiên, trính, vách cửa, hoành phi, liễn đối...
Mỗi ngôi nhà cổ lại là một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo, thể hiện qua các bộ kèo, xiên, trính, vách cửa, hoành phi, liễn đối...
Bộ bao lam phía trước không gian thờ tự ở trung tâm ngôi nhà thường được chạm lộng các loài cây tùng, cúc, trúc, mai... rất công phu, thể hiện tay nghề điêu luyện của người nghệ nhân Nam Bộ xưa.
Bộ bao lam phía trước không gian thờ tự ở trung tâm ngôi nhà thường được chạm lộng các loài cây tùng, cúc, trúc, mai... rất công phu, thể hiện tay nghề điêu luyện của người nghệ nhân Nam Bộ xưa.
Bên cạnh kiến trúc độc đáo, các ngôi nhà cổ còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý, hiếm bằng gỗ, gốm sứ, đồng như: tủ thờ, bàn ghế, bình, đĩa, tách, lư hương, tượng...
Bên cạnh kiến trúc độc đáo, các ngôi nhà cổ còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý, hiếm bằng gỗ, gốm sứ, đồng như: tủ thờ, bàn ghế, bình, đĩa, tách, lư hương, tượng...
Các ngôi nhà cổ ở làng Đông Hòa Hiệp ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái xum xuê, thoáng mát, cạnh khung cảnh sông nước hiền hòa, tạo nên cảnh quan đặc trưng đầy hấp dẫn của một ngôi làng cổ ở vùng đất phương Nam.
Các ngôi nhà cổ ở làng Đông Hòa Hiệp ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái xum xuê, thoáng mát, cạnh khung cảnh sông nước hiền hòa, tạo nên cảnh quan đặc trưng đầy hấp dẫn của một ngôi làng cổ ở vùng đất phương Nam.
Nếu muốn nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn địa phương ở nhà cổ, du khách có thể liên hệ trước với gia chủ thông qua văn phòng du lịch. Nhiều nhà có dịch vụ “homestay”, giúp du khách trải nghiệm sinh hoạt thường ngày cùng người dân địa phương.
Nếu muốn nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn địa phương ở nhà cổ, du khách có thể liên hệ trước với gia chủ thông qua văn phòng du lịch. Nhiều nhà có dịch vụ “homestay”, giúp du khách trải nghiệm sinh hoạt thường ngày cùng người dân địa phương.
Cùng với không gian yên bình, cổ kính, lòng mến khách và sự thật thà của cư dân vùng sông nước miền Tây càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của di sản văn hóa - làng cổ Đông Hòa Hiệp. (Bài có sử dụng tư liệu của Sở VH TT & DL tỉnh Tiền Giang).
Cùng với không gian yên bình, cổ kính, lòng mến khách và sự thật thà của cư dân vùng sông nước miền Tây càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của di sản văn hóa - làng cổ Đông Hòa Hiệp. (Bài có sử dụng tư liệu của Sở VH TT & DL tỉnh Tiền Giang).
Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.

GALLERY MỚI NHẤT