“Đối pháp lập phương” chữa viêm cầu thận

(Kiến Thức) - Dưới nhãn quan của y học cổ truyền, chứng bệnh này sẽ được điều trị dứt điểm, mang lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

“Đối pháp lập phương” chữa viêm cầu thận
Không thuộc bài thơ thuốc, không được ăn cơm
Phải mất khá nhiều cuộc hẹn, gọi điện thoại tôi mới gặp được lương y đa khoa BS Nguyễn Thị Phương bởi thời gian chị dành cho bệnh nhân, cho phòng khám với những phương thuốc gia truyền đã kín lịch. BS Nguyễn Thị Phương là hậu duệ đời thứ 16 của cố ngự y Phúc Phương Đường. Từ khi tập nói chị đã được mẹ, ông dạy nói tên những vị thuốc. Khi đến tuổi đi học, biết chữ ông thường bắt chị đọc một bài thơ có các vị thuốc, tác dụng của vị thuốc rồi mới cho chị ăn cơm. 
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Nguyễn Thị Phương theo học Tây y tại Nga rồi trở về Việt Nam học thêm nghề Đông y tại trường Tuệ Tĩnh và trường y ở Quảng Đông... Hiện nay, chị là người đầu tiên có phòng khám Đông y gia truyền tại Úc. Mặc dù công việc khá bận cho cả hai nước với hai phòng khám lớn, nhưng sự năng động, niềm đam mê của chị đã dành chọn cho bệnh nhân.
Lương y đa khoa BS Nguyễn Thị Phương thăm khám lại cho bệnh nhân Lan.
 Lương y đa khoa BS Nguyễn Thị Phương thăm khám lại cho bệnh nhân Lan.
3 tháng khỏi viêm cầu thận
Tại nhà thuốc gia truyền Đan Phương của BS Nguyễn Thị Phương, tôi gặp bệnh nhân Nguyễn Thị Lan tới kiểm tra lại sức khoẻ. Cách đây 3 tháng, chị Lan bị  sốt cao, tiểu són, đái ra máu, lẫn mủ đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện với kết luận của bác sĩ là viêm cầu thận. Điều trị một thời gian, chị thấy đỡ nhưng về nhà vài tuần lại tái phát. Nghe người mách bảo, chị tìm tới nhà thuốc Đông y gia truyền Đan Phương, lương y đa khoa BS Nguyễn Thị Phương điều trị cho.
Sau khi chẩn mạch cho bệnh nhân Lan, lương y đa khoa BS Nguyễn Thị Phương thấy chị Lan bị tăng huyết áp, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh, miệng khô, háo khát, đi tiểu buốt, ít có tiểu ra máu và ra mủ, không đứng thẳng lên được, tai ù, mắt mù, thận thủy suy cạn, đại tiện táo bón. Kết hợp với kết quả xét nghiệm của Tây y, BS Nguyễn Thị Phương đã kết luận chị Lan bị viêm cầu thận, chứng đái ra mủ.
Chia sẻ về căn bệnh này, lương y đa khoa BS Nguyễn Thị Phương cho biết, trong điều trị Tây y chủ yếu dùng kháng sinh đặc trị, còn trong Đông y, chị dùng bài thuốc tứ linh tán với các vị như bạch truật 16g, sa tiền tử 20g, bạch linh 12g, trạch tả 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 16g, trư linh 10g... kết hợp với bài thuốc gia truyền. Bệnh nhân uống 2 thang thì triệu chứng đi tiểu són giảm, tiểu ra máu, mủ ít hơn, không còn sốt. Uống đến thang thứ 4 bệnh nhân không ra máu, mủ nữa. Sau đó tiếp tục dùng cách đối pháp lập phương để chữa với các vị thuốc gia truyền như xích bạch linh, phác tiêu, huyền minh phấn giúp mát thận. Dùng những vị giúp bổ thận như thục địa, ba kích, ngũ vị tử, đỗ trọng. 
Trong khi điều trị, bệnh nhân không nên ăn trứng dễ đầy bụng, khó tiêu, hạn chế ăn mặn hại thận, không sinh hoạt vợ chồng trong tháng đầu. Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhân trở lại bình thường, không tái phát bệnh và tất cả những triệu chứng trên không còn. Giờ đây, chị Lan đến thăm khám lại và hạnh phúc với kết quả của mình.
Thận là một trong những tạng quan trọng nhất của cơ thể. Tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào quả thận. Thận sinh tủy, sinh xương, sinh não, lưng là phủ của thận, ta phải giữ thận không quá lạnh cũng không quá nóng. Đối với bệnh viêm cầu thận thì cần đều trị dứt điểm không dễ biến chứng suy thận. Bệnh nhân cần có cuộc sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, tránh nhiễm khuẩn...
TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn (Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) 

Có dùng được Ích Thận Vương cho bệnh thận nhẹ?

Có dùng được Ích Thận Vương cho bệnh thận nhẹ?
Hỏi: Bị bệnh thận dùng Ích Thận Vương có được không? Tôi thấy thuốc này được quảng cáo nhiều nhưng không biết trong trường hợp bệnh như thế nào thì dùng được?
Hoàng Phú Bình (Hà Nam).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
PGS Trần Văn Chất, Khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trả lời:
Ích Thận Vương được dùng trong trường hợp bệnh thận nhẹ, nhưng nếu dùng vẫn cần theo dõi sự tăng kali máu (chứ không phải cứ mua về uống bừa).

Bệnh thận ở trẻ em do di truyền?

Bệnh thận ở trẻ em do di truyền?
(Kienthuc.net.vn) - Hỏi: Tôi thấy có những em bé khi sinh ra một thời gian phát hiện bị bệnh thận nặng, hoặc lớn lên đến 8 - 10 tuổi mới phát hiện ra bệnh thận. Xin hỏi, bệnh thận ở trẻ em do yếu tố bẩm sinh hay di truyền?

Vũ Ánh Hồng (Thái Bình).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
PGS Trần Văn Chất, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trả lời: Trong nhóm bệnh thận chia ra rất nhiều bệnh. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em là viêm cầu thận (với triệu chứng người bủng, lùn, bé, có khi bị điếc).

Chế độ dinh dưỡng khi bị viêm cầu thận?

Chế độ dinh dưỡng khi bị viêm cầu thận?

- Hỏi: Khi bị viêm cầu thận cấp tính, nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào? Hoàng Văn Toàn (đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).


Ảnh minh họa: IE.
Ảnh minh họa: IE.
PGS Trần Văn Chất, Khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trả lời:
Người bệnh cần dựa vào triệu chứng phù, tăng huyết áp và suy thận để điều chỉnh chế độ ăn uống.

Tin mới