Dọn bàn thờ cuối năm cứ nhằm ngày “đại phúc” này để gia chủ phát tài phát lộc

Lau dọn bàn thờ cuối năm là việc gia đình nào cũng làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những lưu ý đặc biệt khi làm việc này.

Giờ đẹp dọn bàn thờ cuối năm
Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong một năm vừa qua. Đến đêm 30 Tết, các vị thần mới trở về để coi sóc việc bếp núc của gia đình.
Thông thường, các gia có thể bắt đầu cúng ông Táo quân từ tối 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23.
Dù vướng bận chuyện gì, gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Nhiều người quan niệm rằng, sau khi ông Táo lên chầu trời, mọi người mới tiền hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng, việc giữ sạch bàn thờ thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày lành là phù hợp.
Don ban tho cuoi nam cu nham ngay “dai phuc” nay de gia chu phat tai phat loc
Lưu ý khi dọn bàn thờ ngày cuối năm
Lau dọn bàn thờ ngày cuối năm bao gồm hai việc chính một là lau dọn trước, hai là tỉa chân hương sau.
Trước khi dọn bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.
Cần chuẩn bị mâm lễ nhỏ (gồm hoa quả, bánh kẹo) đặt lên bàn thờ, thắp hương khấn tổ tiên, thần linh mời các ngài tạm lánh, xin phép dọn dẹp nơi thờ cúng.
Chờ hết hương mới bắt đầu dọn dẹp.
Khi lau dọn cần sử dụng khăn sạch và nước ấm. Nhúng ướt khăn và vắt khô rồi mới lau dọn. Lau từ trên xuống dưới, từ bài vị thần linh trước, tổ tiên sau.
Sau đó dùng chổi quét dọn bụi bẩn, tàn tro, mạng nhện trên bàn thờ.
Trước khi tỉa chân hương cần vái xin thần linh và tổ tiên. Lưu ý chỉ tỉa bớt chân hương, không được dịch hoặc xoay chuyển vị trí của bát hương.
Sau khi rút chân hương, lau sạch bát hương, chọn một cây hương có tàn đẹp cắm lại vào bát (thường là số lẻ, 3, 5, 7 hoặc 9). Số còn lại đêm hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo cần có gì để rước tài lộc?

Theo chuyên gia phong Thủy Nguyễn Thị Ngọc Anh, lễ vật cúng ông Công ông Táo phải chuẩn bị đúng, đầy đủ 3 bộ mũ, áo mới, cá chép hoặc cá chép giấy.

Cúng ông Công ông Táo là một trong những tập tục lâu đời dựa theo tín ngưỡng của người Việt. Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là thần bếp coi sóc chuyện bếp núc trong nhà và có ba vị: Hai táo ông và một Táo bà.

Vì sao gia đình Việt nên cúng ông Công, ông Táo sớm trước vài ngày

Theo dân gian, lễ cúng Táo quân sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên nhiều gia đình thường cúng ông Công ông Táo trước ngày 23. Như vậy có được không?

Tết ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Theo ghi chép còn lưu, ba vị thần Táo có vị trí vô cùng quan trọng, họ có quyền định đoạt mọi sự cát hung, phúc đức cho gia dình mà mình cai quản. Điều này phụ thuộc nhiều vào tâm đức của gia chủ.

Tin mới