Dồn dập bơm tiền bốn tháng cuối năm?

Nguồn tiền tệ lớn sẽ dồn đẩy ra, sau tiến độ 8 tháng đầu năm mới đạt phân nửa...

Nguồn tiền lớn sẽ dồn đẩy ra, sau tiến độ 8 tháng đầu năm mới đạt phân nửa...
Nguồn tiền lớn sẽ dồn đẩy ra, sau tiến độ 8 tháng đầu năm mới đạt phân nửa...

Dồn dập bơm tiền bốn tháng cuối năm?
Don dap bom tien bon thang cuoi nam?
 Bốn tháng còn lại, hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ phải dồn tăng nguồn tiền cho vay ít nhất bằng tốc độ của cả 8 tháng qua.
Ngày 30/8, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, một lần nữa những yêu cầu quan trọng đối với chính sách tiền tệ được Thủ tướng nhấn mạnh.
Điểm mới đầu tiên trong những yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ chính thức “đặt hàng” Ngân hàng Nhà nước phải có các biện pháp để giảm tiếp lãi suất cho vay, với mức cụ thể giảm tiếp 0,5%/năm từ nay đến cuối năm.
Cùng đó, như nhiều lần gợi mở gần đây, Chính phủ đã chính thức nêu rõ yêu cầu nâng mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ dự kiến khoảng 18% ban đầu lên 21-22% - là một trong những biện pháp góp phần hỗ trợ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,7%.
Đáng chú ý, theo thông tin đưa ra qua buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ, tính đến ngày 21/8/2017, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng 10,06% so với tháng 12/2016. Mặc dù đạt mức cao hơn cùng kỳ những năm gần đây, nhưng so với định hướng 21-22% nói trên, tăng trưởng tín dụng qua 8 tháng đầu năm mới chỉ thực hiện được một nửa.
Bốn tháng còn lại, hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ phải dồn tăng nguồn tiền cho vay ít nhất bằng tốc độ của cả 8 tháng qua.
Cũng qua phiên họp thường kỳ tháng 8, như nhiều lần đề cập thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước báo cáo sớm với Chính phủ liên quan đến việc huy động nguồn lực tư nhân, trong đó có cả ngoại tệ và vàng.
Ở một chuyển động mới nhất của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sớm phát tín hiệu ra thị trường khi sớm đưa dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một trong những điều chỉnh lớn trong dự thảo trên là lộ trình hạ giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 50% xuống 40% dự kiến sẽ được giãn ra thực hiện tới hai năm. Điều chỉnh này nhằm góp phần giảm áp lực bất lợi lên lãi suất, cũng như vẫn để một giới hạn thuận lợi trong lộ trình đó để các tổ chức tín dụng có điều kiện thúc đẩy tín dụng.
Điểm liên quan đáng chú ý trong điều chỉnh trên, một trong những cơ sở mà bản giải trình dự thảo của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là trên cơ sở yêu cầu và định hướng của Chính phủ. Còn định hướng siết lại giới hạn trên của nhà điều hành chính sách tiền tệ là không thay đổi, nhằm phòng ngừa rủi ro tổn thương hệ thống trong tương lai khi các điều kiện có sự nới lỏng.

Vì sao Agribank liều lĩnh bơm tiền cho dự án “rùa bò“?

(Kiến Thức) - Giám đốc Agribank chi nhánh nam Hà Nội khẳng định hoàn toàn tự tin khi bơm tiền cho dự án từng được xem là điểm đen về chậm tiến độ, CT Number One.

Vì sao Agribank liều lĩnh bơm tiền cho dự án “rùa bò“?
Việc Agribank liều lĩnh đứng ra cam kết tiến độ cho dự án từng được xem là điểm đen về chậm tiến độ trên thị trường BĐS Hà Nội như CT Number One (CT Vân Canh trước đây) của chủ đầu tư AZland khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, ông Đặng Tiến Dũng, Giám đốc Agribank chi nhánh nam Hà Nội, khẳng định, hoàn toàn tự tin khi bơm tiền cho dự án này. Theo ông, mô hình liên kết 4 bên khá mới mẻ bao gồm  chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu và khách hàng như CT Number One đang áp dụng sẽ giúp vực dậy nhiều dự án chết lâm sàng.
Ông Đặng Tiến Dũng, Giám đốc Agribank chi nhánh nam Hà Nội.
 Ông Đặng Tiến Dũng, Giám đốc Agribank chi nhánh nam Hà Nội.

Lý do TQ bơm tiền xối xả dự án nhiệt điện VN

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ mối quan ngại khi Trung Quốc không ngừng "bơm" tiền cho các doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực nhiệt điện ở Việt Nam.

Lý do TQ bơm tiền xối xả dự án nhiệt điện VN
Thực tế đã thấy, các dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc triển khai đang vấp phải nhiều vấn đề bất cập. Liệu cơ quan đang nắm trong tay chiến lược của ngành điện - EVN, đã lường trước sự cố hay còn chờ... nước đến chân mới nhảy?
Ưu ái cho nhiệt điện

Tròn mắt những đồng tiền không làm từ giấy

Trước khi làm từ những chất liệu thông dụng hiện tại như kim loại, giấy hay nhựa... đồng tiền của một số quốc gia từng được làm từ vật liệu đặc biệt.

Tròn mắt những đồng tiền không làm từ giấy

Tin mới