Động cơ nội địa Trung Quốc đốt hơn 16 tỷ USD

 

Nút cổ chai với CNQP Trung Quốc

Mặc dù đã đầu tư hơn 100 tỷ NDT (khoảng 16 tỷ USD) nhưng  số tiền này chẳng thấm vào đâu trong việc tạo ra những động cơ nội chất lượng.

[links()]

CNQP Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc, họ đã phát triển được tên lửa hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử, đưa người lên vũ trụ, xây dựng trạm không gian đình đám nhất châu Á.  Tuy nhiên, công nghệ động cơ phản lực lại gần như nằm ngoài tầm với của CNQP Trung Quốc.

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, phát triển, sao chép, Trung Quốc vẫn không thể tạo ra được một động cơ phản lực cho máy bay đạt chất lượng và đủ độ tin cậy để hoạt động. Với khả năng sao chép siêu hạng của Trung Quốc, việc copy động cơ phản lực AL-31F của Nga có vẽ là vấn đề đơn giản với họ.

Trung Quốc vẫn không thành công trong việc sao chép động cơ phản lực AL-31F của Nga.
Trung Quốc vẫn không thành công trong việc sao chép động cơ phản lực AL-31F của Nga.

Tuy nhiên, việc sao chép động cơ phản lực AL-31F “khó gặm” hơn vẫn tưởng, động cơ WS-10 sao chép từ AL-31F hết gặp trục trặc này lại đến trục trặc khác. Các tiêm kích sản xuất tại Trung Quốc đều phải phụ thuộc vào nguồn cung động cơ từ Nga.

Tất nhiên, nguồn cung này chưa bao giờ dồi dào. Andrei Chang nhà phân tích thuộc Tạp chí quốc phòng Khán Hòa nhận xét: “Công nghệ động cơ phản lực hiện đại là một cuộc cách mạng mang tính quyết định cho quyền lực của bất cứ quốc gia nào. Nga, Mỹ có hàng trăm năm kinh nghiệm với công nghệ này, còn Trung Quốc mới chỉ có hơn 30 năm”.

100 tỷ NDT “như muối bỏ biển”

Việc sao chép động cơ phản lực của Nga không mấy khả thi, Bắc Kinh đã đầu tư 100 tỷ NDT cho kế hoạch phát triển động cơ nội địa. Tuy nhiên, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC cho rằng, con số nêu trên chẳng thấm vào đâu cho việc nghiên cứu một công nghệ phức tạp như vậy.

100 tỷ NDT như “muối bỏ biển” các quan chức AVIC phàn nàn rằng số tiền đầu tư nghiên cứu các thành phần của động cơ quá rời rạc. AVIC phải thường xuyên chạy đôn chạy đáo để vận động kinh phí cho quá trình nghiên cứu. Nhưng đây là một công việc không hề đơn giản.

Động cơ phản lực WS-10 do Trung Quốc sao chép từ động cơ AL-31F của Nga không đạt chất lượng và độ tin cậy để đưa vào hoạt động.
Động cơ phản lực WS-10 do Trung Quốc sao chép từ động cơ AL-31F của Nga không đạt chất lượng và độ tin cậy để đưa vào hoạt động.

AVIC với hơn 400.000 nhân viên, 200 công ty con, trong đó có 20 công ty đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Các công ty này đã cam kết dành 10 tỷ NDT thành lập quỹ phát triển động cơ phản lực trong vòng 3 năm tới.

Kế hoạch tài chính cho phát triển động cơ nội địa đã được thảo luận tại hội thảo cấp cao tại Bắc Kinh. Ông Zhao Yuxing đại diện tại thị trường chứng khoán Thượng Hải của công ty sản xuất động cơ Tây An cho biết:

“Công ty chúng tôi đang tham gia vào một chương trình chiến lược, được lên kế hoạch phát triển rất sâu rộng để hỗ trợ cho ngành công nghiệp động cơ của chúng tôi”

CNQP Trung Quốc nói chung và công nghiệp động cơ phản lực nói riêng phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại sau biến cố năm 1989. Việc chuyển giao công nghệ từ phương Tây gần như là điều không thể. Hơn nữa, công nghệ động cơ phản lực thuộc hàng nhạy cảm các quốc gia sở hữu nó chắc chắn không muốn chuyển giao cho Bắc Kinh.

Một số chuyên gia của công nghiệp hàng không Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh sẽ phải chi khoảng 300 tỷ NDT(49 tỷ USD) vào phát triển động cơ phản lực trong 2 thập kỷ tới nếu muốn có những động cơ chất lượng hơn.

Wang Tianyi một nhà phân tích tại Văn phòng chứng khoán Thượng Hải nói: “Động cơ phản lực của Trung Quốc đã được đầu tư vốn. Nhưng 100 tỷ NDT không phải là một số tiền lớn trong việc phát triển những động cơ phản lực chất lượng”

Cần nhớ rằng, Mỹ đã đầu tư 5-8 tỷ USD chỉ riêng cho chương trình phát triển động cơ F-135 cho chương trình tiêm kích tàng hình JSF F-35. Nếu so với số tiền mà Trung Quốc đã đầu tư cho phát triển động cơ thì quả thật là khó có được những động cơ chất lượng.

Bắc Kinh muốn nhanh chóng hiện đại hóa quân đội bằng những chiếc tiêm kích hiện đại, tuy nhiên việc sản xuất động cơ phản lực trong nước không đáp ứng được. Không thể dừng lại chờ đợi sự phát triển của động cơ nội địa, Trung Quốc buộc lòng phải nhập khẩu động cơ cho kế hoạch trước mắt.

Điều này lại dẫn đến một vòng luẩn quẩn, Trung Quốc phải chi quá nhiều tiền cho việc mua động cơ từ Nga, điều đó khiến kinh phí dành cho nghiên cứu, phát triển động cơ trong nước bị cắt giảm. Việc thiếu tiền đầu tư cho nghiên cứu khiến các nhà sản xuất không thể cho ra đời những động cơ chất lượng.

Carlo Kopp thành viên sáng lập tạp chí Air Power Australia cho biết: “Lịch sử phát triển hàng không thế giới cho thấy, để trở thành một nền công nghiệp hàng không lớn cần làm chủ 2 công nghệ cơ bản là khung máy bay và động cơ. Cho đến khi Trung Quốc có thể tự thiết kế và sản xuất động cơ chất lượng, hiệu suất của các máy bay Trung Quốc sẽ bị giới hạn trong các công nghệ mà họ được phép nhập khẩu”

Tham vọng bị cản trở

Công nghệ động cơ phản lực là một công nghệ rất phức tạp, các nhà sản xuất lớn trên thế giới đã bắt tay phát triển từ những năm 1950 để nghiên cứu, đào tạo, xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng với hàng ngàn linh kiện khác nhau. Các linh kiện này đều phải hoạt động trong môi trường áp suất và nhiệt độ rất khăt khe.

Điều này liên quan đến một loạt các công nghệ phức tạp như: Thiết kế, gia công, đúc, vật liệu composite, hợp kim đặc biệt, công nghệ điện tử và kiểm soát chất lượng. Các kỹ sư Trung Quốc có thể sao chép được khung máy bay của Nga, nhưng việc sao chép động cơ không thể thực hiện được nếu không tiếp cận được các quy trình sản xuất phức tạp của nó.

Quân đội Trung Quốc dự kiến cần tới 1.000 máy bay  chiến đấu tiên tiến trong 2 thập kỷ tới. Tuy nhiên, lo ngại việc sao chép công nghệ của Trung Quốc khiến Nga không thể cung cấp các động cơ tiên tiến hơn AL-31. Nếu không có được các phiên bản xuất khẩu tiên tiến hoặc sản xuất trong nước, Trung Quốc sẽ không thể phát triển được các máy bay có thể cạnh tranh với Mỹ hoặc tiêm kích tàng hình mới nhất của Nga.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định, AVIC đang tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất phương Tây để sản xuất động cơ cho máy bay phản lực thương mại. Sự hợp tác này mở ra rất nhiều tiềm năng ứng dụng cho quân sự.

Ông Andrei Chang  kết luận vấn đề, mặc dù nỗ lực nghiên cứu, tăng cường chuyển giao công nghệ từ các liên doanh. Nhưng động cơi nước ngoài sẽ tiếp tục thống trị bầu trời Trung Quốc, điều này sẽ không thay đổi trong vòng 10-15 năm tới.

Phan Nguyễn (theo Reuters)

[links()]

ava 1.

Chiến lược Hải quân, tham vọng của Nga

ava 2
Các bước tiến kỹ thuật quân sự Việt Nam (kỳ 5)
ava 3
Ảnh quân sự đẹp tuần 4/11/2012

Tin mới