Động đất 5,3 độ richter ở Sơn La, nhà Hà Nội rung lắc dân xôn xao

(Kiến Thức) - Khoảng 12h15 sáng 27/7, người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội cảm nhận rõ nhà rung chuyển, người chóng mặt như bị tụt huyết áp, nhất là trên các chung cư cao tầng. Được biết, nguyên nhân do ảnh hưởng động đất 5,3 độ richter tại Sơn La gây nên.

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 05 giờ 14 phút 51 giây (giờ GMT) ngày 27/7/2020 tức 12 giờ 14 phút 51 giây (giờ Hà Nội) ngày 27/7/2020, một trận động đất có độ lớn 5.3 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (20.83 độ vĩ Bắc, 104.65 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 14 km.

Dong dat 5,3 do richter o Son La, nha Ha Noi rung lac dan xon xao
Bản đồ tâm chấn động đất xảy ra trưa 27/7, tại Mộc Châu, Sơn La. 
Theo thông tin ban đầu, động đất xảy ra tại khu vực Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 vùng chấn tâm. 
Dong dat 5,3 do richter o Son La, nha Ha Noi rung lac dan xon xao-Hinh-2
Vữa nhà rơi do động đất tại Mộc Châu, Sơn La.  
Do ảnh hưởng của động đất, nhiều khu vực tại Hà Nội người dân thủ đô cảm nhận rõ rung chấn.
Hiện, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Anh Trịnh Văn Lương (thôn Tà Niết, Mộc Châu, Sơn La) cho hay, khoảng 12h13, khu vực này có hiện tượng rung lắc, cảm nhận được khá rõ ràng tuy nhiên không kéo dài. Nhiều người dân cảm nhận được nên đã chạy ra ngoài đường để tránh các tai nạn đáng tiếc.

Nhiều nhà dân có tình trạng vữa trần, tường rơi xuống và nứt các góc nhà khiến họ lo lắng, hoang mang. 

Dong dat 5,3 do richter o Son La, nha Ha Noi rung lac dan xon xao-Hinh-3
Tường nhà bị nứt to hơn sau khi động đất.  

Còn tại Hà Nội, nhiều tòa nhà thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), người dân cũng cảm nhận được sự rung lắc mạnh, dẫn đến tình trạng nháo nhác trong nhiều tòa nhà cao tầng. 

Chị Nguyễn Thị Hà (Dương Đình Nghệ) cho hay, nhà chị đang ăn cơm thì thấy rung lắc, ghế như bị sụt xuống cát khiến cả nhà phải đặt bát, chạy xuống tầng ra ngoài đường. Khi hỏi người thân ở khu vực này cũng gặp tình trạng tương tự.

Còn anh Nguyễn Văn Dũng (phường Quan Hoa, Cầu Giấy) cũng gặp tình trạng trên khi cả văn phòng bị rung chuyển, khiến mọi người nhốn nháo chạy từ tầng 10 xuống dưới chung cư.

“Tôi cảm giác như bị ảo giác, người tự nhiên hoa mắt chóng mặt, chân tay bủn rủn. Quá trình này diễn ra nhanh chóng khoảng 10 giây, sau đó lại bình thường”, anh Dũng cho hay.

Kiến Thức sẽ cập nhật tiếp thông tin để bạn đọc nắm rõ hơn về trận động đất tại Mộc Châu, Sơn La.

>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Hà Nội Người dân nháo nhác vì dư chấn động đất 

Động đất lớn nhất Việt Nam ở Lai Châu: Chỉ điểm các vùng dễ rung lắc mạnh

(Kiến Thức) - Qua trận động đất xảy ra lúc 13h23 chiều ngày 16/6 khiến 4 cháu bé bị thương, các chuyên gia đã chỉ ra những vùng dễ rung lắc mạnh để người dân tiếp tục quan sát. 

Đối với trận động đất tại Lai Châu, TS Lê Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho Kiến Thức biết, hiện nay vẫn có thể nguy cơ xảy ra những trận động đất mới và đơn vị đang theo dõi cũng như cử các nhà khoa học lên Lai Châu để tìm hiểu nguyên nhân, loại động đất. 

Dong dat lon nhat Viet Nam o Lai Chau: Chi diem cac vung de rung lac manh
Những hình ảnh thiệt hại do trận động đất xảy ra tại huyện Mường Tè.  

Tây Bắc có thể hứng chịu trận động đất cấp 8-9

Chuyên gia nhận định các tỉnh Tây Bắc có thể sẽ trải qua những trận động đất mạnh cấp 8-9 trong tương lai. Với độ lớn này, nhà cửa của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
 

Chỉ trong các ngày 13/6-2/7, Lai Châu đã liên tiếp hứng chịu 7 trận động đất. Trong 6 tháng đầu năm, nhiều trận động đất với cấp độ nhỏ cũng xảy ra ở một số tỉnh Tây Bắc và lân cận.

Lãnh đạo Viện Vật lý địa cầu cho biết theo kết quả đánh giá các số liệu từng ghi nhận trong lịch sử, Tây Bắc là khu vực dễ xảy ra động đất mạnh nhất Việt Nam.

Tây Bắc hứng chịu nhiều trận động đất mạnh nhất

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết những trận động đất liên tục xảy ra ở Lai Châu trong những ngày qua là hoạt động có tính quy luật. Theo đó, động đất khác với các loại hình thiên tai khác ở chỗ đây là hoạt động tích lũy năng lượng nhiều năm, thậm chí là hàng trăm năm chứ không có tính chu kỳ.

Theo ông Xuân Anh, mặc dù không nằm trên “vành đai lửa” của các chấn tâm động đất mạnh trên thế giới, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao. Những trận động đất mạnh nhất với độ lớn đạt 6,7-6,8 độ richter đã được ghi nhận trong lịch sử.

Tay Bac co the hung chiu tran dong dat cap 8-9
Việt Nam không nằm trong hệ thống "vành đai lửa" nhưng vẫn có mối hiểm họa về động đất khá cao. Ảnh: USGS. 

Tin mới