Đồng Nai: Điều tra sai phạm đất đai tại Công ty Mía đường La Ngà

Kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai chỉ rõ, Công ty CP Mía đường La Ngà đã bố trí làm nhà ở cho gia đình, cán bộ, công nhân viên hơn 268ha. Diện tích đất bị lấn chiếm sai quy định là hơn 334ha.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận thanh tra về việc thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất, giao khoán đất tại Công ty CP Mía đường La Ngà.
Buông lỏng quản lý, chuyển đổi đất sai mục đích
Công ty CP Mía đường La Ngà có tiền thân là Xí nghiệp liên hợp công nông nghiệp mía đường La Ngà, được hợp nhất từ 3 đơn vị gồm: Nhà máy đường La Ngà, Nông trường mía Phú Ngọc và Nông trường mía Cao Cang. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định chuyển Công ty Mía đường La Ngà hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Đến năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai giao hơn 4,2 nghìn ha đất tại các xã Phú Ngọc, Gia Canh huyện Định Quán và Xuân Bắc, Suối Cao của huyện Xuân Lộc cho Công ty CP Mía đường La Ngà để trồng mía, sản xuất đường, làm phân bón vi sinh. Trong đó, hơn 3,5 nghìn ha đất được sử dụng đúng mục đích. Diện tích đã bố trí làm nhà ở cho gia đình, cán bộ, công nhân viên là hơn 268ha. Diện tích đất bị lấn chiếm là hơn 334ha. Diện tích đất chưa sử dụng là gần 100ha.
Dong Nai: Dieu tra sai pham dat dai tai Cong ty Mia duong La Nga
 Đồng Nai: Điều tra sai phạm đất đai tại Công ty Mía đường La Ngà (ảnh: Internet).
Tuy nhiên, kết luận thanh tra chỉ rõ, Công ty CP Mía đường La Ngà chỉ trực tiếp sử dụng một phần diện tích đất UBND tỉnh Đồng Nai đã giao, phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhưng công ty thiếu kiểm tra. Việc quản lý lỏng lẻo dẫn đến phần lớn người dân nhận khoán tự chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển đổi cây trồng.
Một phần diện tích khác, công ty để cho cán bộ, nhân viên tự ý làm nhà ở, chuồng trại, trong đó nhiều trường hợp đã kê khai, đăng ký và được UBND huyện Định Quán cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Tính đến tháng 4/2023, UBND huyện Định Quán đã ký cấp 380 GCNQSDĐ/407 thửa/70ha cho các hộ gia đình, cá nhân tại ấp 7 xã Phú Ngọc và xã La Ngà thuộc trong ranh giới khu đất của công ty.
Sai sót trên thuộc trách nhiệm của UBND xã Phú Ngọc, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Định Quán, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Quán, UBND huyện Định Quán.
Tại khu đất tại xã Suối Cao và xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) có khoảng 4ha đất tại xã Xuân Bắc đang tranh chấp với cá nhân nhận giao khoán đất (cá nhân nhận khoán đất hiện đang trồng tràm).
Khu đất tại xã Phú Ngọc và xã Gia Canh (huyện Định Quán) là đất nông nghiệp công ty được cấp GCNQSDĐ đã ký hợp đồng thuê đất, ký phục lục hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường trùng với một phần diện tích đất UBND tỉnh đã thu hồi giao cho địa phương quản lý.
Trong đó đã có hơn 44ha đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thuộc trường hợp đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật đất đai 2013, nhưng đến nay khu đất chưa được cấp GCNQSDĐ.
Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra
Đối với công tác giao khoán đất, kết luận thanh tra xác định, công ty không thực hiện thanh lý hợp đồng với người nhận khoán trước khi ký lại hợp đồng mới là không đúng với nội dung của hợp đồng giao khoán. Điều này dẫn đến trên cùng một diện tích giao khoán hoặc cùng đối tượng giao khoán có 2 dạng hợp đồng còn hiệu lực.
Sau khi các hợp đồng giao khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP được chuyển đổi sang thực hiện theo hình thức hợp đồng liên kết (từ sau năm 2018), chỉ thực hiện 544ha/3.173ha đất đã giao khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, đạt 17,1% diện tích đất đủ điều kiện giao khoán. Các hộ dân nhận khoán không thanh lý hợp đồng giao khoán để ký lại hợp đồng giao khoán mới.
Tháng 9/2020, khi công ty tạm dừng hoạt động do thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm thực hiện thanh tra thì toàn bộ các hộ dân nhận khoán đất trồng mía của công ty không còn thực hiện trồng mía theo hợp đồng, chuyển đổi sang trồng cây khác như: keo, mì, điều. Tuy nhiên, công ty không lập hồ sơ đối với việc tự ý thay đổi loại cây trồng này của người dân nhận khoán.
Trước những sai phạm nêu trên, đoàn thanh tra đã có văn bản kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra, xử lý.
Đến ngày 15/5/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chuyển nội dung sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đối với việc UBND huyện Định Quán đã ký cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc ranh đất mà UBND tỉnh đã công nhận kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ cho Công ty CP Mía đường La Ngà.

Sai phạm đất đai ở TP HCM: Gọi tên nhiều dự án

TTCP vừa ban hành kết luận chỉ ra hàng loạt sai phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với khu công nghiệp, khu đô thị và chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TPHCM.

Mới đây, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã ký Thông báo Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án KDC Lacasa, Tầm Nhìn, Phước Long B… đều có sai phạm

Thanh tra "bóc" loạt sai phạm đất đai tại Đồng Nai

Thanh tra Chính phủ xác định, công tác quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng ở Đồng Nai đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót với số tiền sai phạm...

Yêu cầu thu nộp ngân sách hàng trăm tỷ

Bắc Ninh đất nông nghiệp thành khu xưởng, nhà ở: Trách nhiệm chính quyền?

Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, việc xây dựng công trình nhà ở, nhà xưởng trên đất nông nghiệp tại phường Đình Bảng là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm. Để xảy ra sự việc, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương.

Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, tình trạng "hô biến" đất nông nghiệp thành nhà ở, nhà xưởng trái phép xảy ra nhan nhản tại địa bàn phường Đình Bảng (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đang gây xôn xao dư luận.

Chủ tịch thành phố Từ Sơn chỉ đạo xử lý

Liên quan đến sự việc, ngày 19/12/2022, trao đổi với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Phạm Hoàng Hạnh - Phó Chánh văn phòng UBND TP Từ Sơn cho biết, về nội dung trên, Chủ tịch UBND thành phố đã giao cho UBND phường Đình Bảng tham mưu, trả lời và làm việc với phóng viên.

Trước đó, theo phản ánh của người dân, việc đất nông nghiệp bị “xẻ thịt” thành nhà xưởng, nhà ở có dấu hiệu sử dụng sai mục đích đất, vi phạm pháp luật về đất đai xảy ra đã nhiều năm trên địa bàn phường Đình Bảng, nhưng đến nay không được chính quyền sở tại xử lý dứt điểm.

Điều này khiến người dân cho rằng, vai trò quản lý của chính quyền địa phương, nhất là UBND phường Đình Bảng trong lĩnh vực đất đai không thấy được thể hiện, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng quản lý, tiếp tay cho sai phạm?

Ngày 16/12/2022 phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã đến liên hệ và đặt lịch làm việc với UBND phường Đình Bảng.

Bà Cao Thị Hồng Liên - Chủ tịch UBND phường Đình Bảng trả lời phóng viên qua điện thoại rằng, đang thời điểm cuối năm, ngày nào cũng đi họp kể cả thứ 7 và chủ nhật nên không có lịch để tiếp.

Nghe bà Liên nói vậy, phóng viên có đề nghị bà Liên phân công cấp dưới để sắp xếp thời gian tiếp nhận thông tin, làm việc với báo chí. Tuy nhiên, bà Liên trả lời, cấp dưới cũng phải tham gia họp.

Bac Ninh dat nong nghiep thanh khu xuong, nha o: Trach nhiem chinh quyen?
  Công trình nhà xưởng và nhà ở cấp 4 hoành tráng khác nằm sâu trong một ngõ của tuyến đường Lý Anh Tông (thuộc phường Đình Bảng) bị phản ánh vi phạm pháp luật về đất đai.

Tin mới