Đồng Nai kiến nghị thủ tướng dừng dự án thủy điện 6, 6A

Kiến nghị cũng đề nghị loại ra khỏi quy hoạch thủy điện bậc thang sông Đồng Nai đối với hai dự án thủy điện này.

Bản kiến nghị nêu rõ hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được xây dựng hồ sơ đánh giá tác động môi trường, lấy mất 137,5ha diện tích rừng vườn quốc gia Cát Tiên và đang được Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định.

Ngoài việc lấy mất diện tích rừng nói trên, UBND tỉnh Đồng Nai và ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai còn nhận thấy hai dự án này nếu được xây dựng sẽ có những tác động cơ bản đến Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai như: tác động trực tiếp đến hệ đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Ramsar Bàu Sấu; vi phạm pháp luật và các công ước quốc tế; tác động trực tiếp đến dòng chảy của sông Đồng Nai, gây lụt vào mùa mưa và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô cho vùng hạ lưu; làm mất đi sinh cảnh sống thích hợp của nhiều loài động thực vật quý hiếm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng; chôn vùi di chỉ văn hóa Cát Tiên và ảnh hưởng đến văn hóa, đời sống của các đồng bào dân tộc ít người…

Theo UBND tỉnh Đồng Nai và ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được xây dựng sẽ mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội nhất định.

Thế nhưng, xét trên tổng thể, các tác động bất lợi của hai dự án này đến những vấn đề như môi trường, kinh tế - xã hội, pháp luật và công ước quốc tế cũng như đời sống người dân trong khu vực là lớn hơn so với hiệu quả mang lại. Ngoài ra hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro mà hiện nay chúng ta chưa thể đánh giá và lường hết được.

Nơi xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo tỉnh Đồng Nai, là rừng có hệ sinh thái đa dạng sinh học cao chứ không phải như nhiều người đưa ra đánh giá lập lờ là rừng nghèo.
 Nơi xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo tỉnh Đồng Nai, là rừng có hệ sinh thái đa dạng sinh học cao chứ không phải như nhiều người đưa ra đánh giá lập lờ là rừng nghèo.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai có diện tích 969.993 ha nằm trên địa bàn 63 xã thuộc 13 huyện và có trên 450.000 người các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông sinh sống. Riêng vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển có diện tích hơn 127.500ha rừng liền mạch, được các nhà khoa học đánh giá là điểm nóng về đa dạng sinh học của khu vực và quốc tế cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây cũng là diện tích rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam của nước ta.

Diện tích rừng bị hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xâm hại không phải là rừng nghèo như một số ý kiến mà trái lại nơi đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm như cẩm lai, trắc, mun, ba gạc, trà Camelia longii, các loại cây họ gừng… cùng bò tót, vượn đen má vàng, chà vá chân đen, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, cu li nhỏ… và 98 loài chim thuộc họ trĩ (gò so cổ hung, gà so ngực gụ, gà lôi lông tía, gà tiền mặt đỏ, công, gà lôi trắng…), hồng hoàng, niệc mỏ vằm… đều đang sinh sống trong khu vực.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Tin mới