Đông Nam Á: Cứ địa mới của khủng bố “Nhà nước Hồi giáo”?

(Kiến Thức) - Nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” vừa phát hành một bộ phim hô hào những người ủng hộ trên khắp thế giới đến… Philippines, chứ không phải tới Syria và Iraq.

Theo các chuyên gia NBC News, bộ phim này là bằng chứng mới cho thấy cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo" không tránh khỏi sụp đổ ở Trung Đông. Nhưng đồng thời, IS đã chọn địa bàn mới cho các hoạt động khủng bố của nó, không chỉ giới hạn ở Philippines mà cả ở phần lớn khu vực Đông Nam Á.
Dong Nam A: Cu dia moi cua khung bo “Nha nuoc Hoi giao”?
Đông Nam Á: Cứ địa mới của khủng bố “Nhà nước Hồi giáo”? 
Trả lời phỏng vấn của Sputnik-Vietnam, chuyên gia khoa học chính trị Natalia Rogozhina cho biết, ngay từ ba năm trước, nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) đã thành lập đơn vị đặc nhiệm, chuyên trách phát tán chủ nghĩa khủng bố. Và khi vị thế của IS ở Trung Đông càng suy yếu, thì các đầu sỏ IS càng ráo riết tìm kiếm địa bàn mới để tiến hành hoạt động khủng bố. Và không phải ngẫu nhiên mà sự lựa chọn của IS lại rơi vào Philippines.
miền nam Philippines, các tổ chức khủng bố Hồi giáo như Abu Sayyaf đã hoành hành nhiều năm nay. Lãnh thổ miền nam Philipiné gần Malaysia và Indonesia có ranh giới biển không rõ ràng và được canh phòng lỏng lẻo chính là nơi để IS dễ dàng vận chuyển các tay súng, vũ khí và tiền bạc. Philippines, Indonesia và Malaysia đã thỏa thuận cùng nhau tuần tra biên giới biển, nhưng hiện thời chưa thấy kết quả rõ rệt gì từ hoạt động phối hợp này. Mới đây, Tổng thống Rodrigo Duterte cũng phải thừa nhận rằng quân đội và lực lượng an ninh rất khó kiểm soát tuyến bờ biển ở khu vực này.
Từ lâu, miền nam Philippines đã hiện hữu các trại huấn luyện cho các phần tử Hồi giáo cực đoan, tụ tập những kẻ khủng bố đến từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Singapore. Các phần tử cực đoan xuất thân từ Đông Nam Á từng tham gia chiến đấu ở Trung Đông được gửi tới đó dự khóa huấn luyện và trở về quê hương bản quán. Điều đáng chú ý là bất kể sự hỗ trợ mà máy bay quân sự Mỹ và Australia dành cho quân đội chính phủ Philippines, cuộc chiến giải phóng thành phố Marawi bị bọn khủng bố Hồi giáo chiếm giữ từ cuối tháng Năm đến nay vẫn chưa đến hồi kết.
Bà Rogozhina nhận xét, việc những kẻ ủng hộ IS chuyển đến miền nam Philippines càng làm nóng thêm tình hình vốn đã vô cùng phức tạp ở đây. Các tay súng tích lũy kinh nghiệm hoạt động khủng bố ở Trung Đông và ở Marawi hoàn toàn có thể trở thành những thủ lĩnh mới trong những tổ chức khủng bố do chúng tạo lập ở những nước khác tại khu vực Đông Nam Á.

Đông Nam Á chống khủng bố như thế nào?

(Kiến Thức) - Cuộc tập trận quốc tế chống khủng bố ở Indonesia nhằm trao đổi kinh nghiệm thực và phối hợp hành động chống khủng bố ở Đông Nam Á.

Đối với khu vực Đông Nam Á, chống khủng bố là là vấn đề rất cấp bách.
Đối với khu vực Đông Nam Á, chống khủng bố là là vấn đề rất cấp bách. 
Chuyên gia Dmitry Mosyakov - phụ trách Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga - nhận định: “Mật độ hoạt động khủng bố ở Đông Nam Á khá cao và trước hết liên quan tới các nhóm ly khai dân tộc và tôn giáo. Ở Indonesia, tồn tại những tổ chức Hồi giáo ngầm, đặc biệt là Jemaah Islamiyah. Tổ chức có mục tiêu thành lập siêu cường Hồi giáo Nusantara, bao trùm các lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Brunei, miền nam Philippines và Thái Lan cũng như một phần lãnh thổ Australia. Jemaah Islamiyah chịu trách nhiệm về rất nhiều vụ nổ chống người khác tôn giáo ở các nước được nêu. Khét tiếng nhất là vụ đánh bom trên đảo Bali năm 2002, giết chết hơn 200 người. Mặc dù các thủ lĩnh của tổ chức đã lần lượt bị bắt, Jemaah Islamiyah vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh và mối đe dọa khủng bố ở Indonesia chưa được loại bỏ. Ngoài ra, tại Aceh, phía bắc đảo Sumatra cũng tồn tại một phong trào ly khai khá mạnh”.

Vụ tấn công Jakarta cho thấy hiểm họa IS ở Đông Nam Á

Vụ tấn công liều chết "kiểu Paris" ở thủ đô Jakarta cho thấy hiểm họa IS qua những phần tử cực đoan “chuyển lửa” từ Trung Đông về quê nhà Đông Nam Á.

Kumar Ramakrishna, chuyên gia về các nhóm phiến quân Đông Nam Á tại Đại học Công nghệ Nam Dương của Singapore, cho hay: "Chúng ta biết rằng IS muốn thành lập một tỉnh trong khu vực này và có một số nhóm trong khu vực đã thề trung thành với IS. Hiểm họa IS từ những chiến binh Đông Nam Á trở về sau khi bị cực đoan hóa ở khu vực Iraq/Syria cũng là một yếu tố đáng quan ngại khác, cùng với đó là khả năng xuất hiện những đối tượng 'sói đơn độc' cực đoan".
Vu tan cong Jakarta cho thay hiem hoa IS o Dong Nam A
Một sĩ quan cảnh sát bị thương trong vụ các phần tử cực đoan tấn công trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia.
Soufan Group, cơ quan tư vấn an ninh có trụ sở ở New York, ước tính có từ 500-700 công dân Indonesia đi ra nước ngoài để gia nhập IS ở Syria và Iraq, và rất nhiều trong số này đã trở về quê nhà.

Tin mới