Đồng tiền rơi

(Kiến Thức) - Chiếc xe máy phóng vèo qua, một tờ tiền 10.000 đồng rơi ra. Tôi gọi với theo nhưng không kịp. Thôi kệ, cũng chẳng đáng để nhặt mang nộp cho bảo vệ. 

Đồng tiền rơi
Những đứa trẻ đi qua, có đứa không nhìn thấy, có đứa nhìn thấy nhưng cũng mặc kệ, không nhặt. Rồi một người đàn ông đi qua nhìn thấy thản nhiên nhặt lên, đút túi và đi mất.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tôi hỏi một cô bé, tại sao không nhặt. Cô bé bảo, mẹ cháu dặn nhặt tiền rơi mang đi mua gì ăn thì sẽ bị đau bụng. Ồ thế chắc là người đàn ông kia không được mẹ dạy dỗ cẩn thận rồi!
Chẳng biết nếu số tiền rơi ra kia là 500.000 đồng hay lớn hơn thế nữa, liệu người ta có nhặt ngay không? Chắc thời gian đồng tiền đó nằm trên đất sẽ ngắn hơn. Nhưng chắc chắn những người được dạy dỗ như cô bé kia cũng không nhặt đâu, hoặc có nhặt thì cũng mang nộp để trả lại người mất. Tôi tin chắc thế, vì bao giờ cũng vẫn có những người tử tế, những người không tham của rơi, những người mà tính lương thiện đã là nguyên tắc sống của họ, khó điều gì có thể thay đổi được. 
Thật mừng vì vẫn có những người dạy con không tham như thế. Ngày trước tôi vẫn thường được nghe bà tôi kể chuyện người nọ người kia nhặt được gói tiền, không tìm người trả lại mà mang đi tậu trâu, tậu ruộng, rồi từ đó làm ăn lụi bại, phải bán nhà bán cửa đi phiêu tán... hay có người bị ốm đau mà chết... Chả biết những chuyện đó có thật hay không nhưng nó dạy chúng tôi biết sợ. Sợ những đồng tiền nhặt được, những đồng tiền không phải của mình, không do sức lao động của mình làm ra... sẽ chẳng mang đến điều gì tốt đẹp cả. Những câu chuyện dân dã, đời thường, gần gũi như chuyện xảy ra với người làng người xóm của mình như thế thật có sức thuyết phục. 
Đừng coi thường những việc nhỏ như vậy, vì từ những điều tưởng như đơn giản như thế sẽ dần hình thành trong mỗi đứa trẻ, mỗi người tính không tham, không ham tiền bạc. Và không tham lam là điều cốt yếu để con người ta sống ngay thẳng, đàng hoàng. Sống vui vẻ với những gì là của mình, chỉ nhận những gì mình xứng đáng được hưởng, biết từ chối những gì không phải của mình.  

Câu chuyện thế hệ

(Kiến Thức) - Những ngày vừa rồi, chứng kiến cảnh các bạn trẻ, các bạn thanh niên tình nguyện nhiệt tình hướng dẫn người dân vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp... thật cảm động!

Câu chuyện thế hệ
Mỗi khi có vụ học sinh đánh nhau, hay những vụ giết người cướp của mà thủ phạm là người trẻ... nhiều người lại tặc lưỡi chép miệng phê phán, thất vọng vì thế hệ trẻ ngày nay sống ích kỷ, ưa bạo lực, không có lý tưởng... Họ lo lắng tương lai đất nước sẽ ra sao khi trao vào tay những con người như thế! 
Ai cũng có thể nói như thế, rất nhiều người đã và đang nói như thế. Cứ làm như phê phán thế thì bản thân mình nghiễm nhiên trở thành những người tốt, những người vô can và có trách nhiệm! Câu chuyện thế hệ này không phải bây giờ mới có. Mà như một vị giáo sư đã nói, từ thời La Mã cổ đại những người già đã bày tỏ những thất vọng về thế hệ trẻ!
 
Nhưng những ngày vừa rồi, chứng kiến cảnh các bạn trẻ, các bạn thanh niên tình nguyện nhiệt tình hướng dẫn người dân vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ có mặt từ sáng sớm tới tối khuya, quạt cho những người xếp hàng, dìu hay cõng những cụ già... thật cảm động! 

Ý thức từ đâu mà có?

(Kiến Thức) - Lại tắc đường. Con đường 4 làn rộng thênh thang vậy mà vẫn tắc.

Ý thức từ đâu mà có?
 Làn ngoài, ô tô dàn hàng bốn, hàng năm tắc tịt không nhúc nhích được. Ô tô tràn cả vào làn trong, xe máy thì leo lên vỉa hè, cứ chỗ nào trống thì chen vào, chật ních như nêm cối. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nhìn cảnh này thì thấy rõ ràng không phải đường chật, đường xấu nên tắc mà là do ý thức người dân. Đường rộng thế, chứ rộng nữa mà vẫn đi kiểu này, kiểu mạnh ai người nấy chen, không ai nhường ai, không theo quy định, luật lệ nào cả thì tắc là cái chắc.

Những câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)

(Kiến Thức) - Những câu nói được rút ra trong cuộc sống hàng ngày khiến nhiều người phải suy ngẫm và thay đổi thái độ sống theo chiều hướng tích cực.

Những câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
 

Tin mới