Đột kích Sơn Tây: Lầu Năm Góc muối mặt vì CIA (4)

(Kiến Thức) - Cả một bộ máy tham mưu đột kích Sơn Tây không thể ngờ được rằng họ thất bại thảm hại bởi chính bàn tay của CIA.

Đột kích Sơn Tây: Lầu Năm Góc muối mặt vì CIA (4)

Thông tin về cuộc đột kích bắt đầu được trạm thông tin của CIA ở Đà Nẵng báo về Lầu Năm Góc vào lúc 23:25 phút trưa ngày 20/11/1970, lúc này ở Mỹ đang là giữa trưa. Do liên lạc giữa đoàn đột kích buộc phải ngắt đi trong quá trình hành quân nên ở Đà Nẵng cũng như ở Lầu Năm Góc, không một ai biết số phận hay vị trí của toán biệt kích trước khi liên lạc được bắt lại khi họ tới nơi vào khoảng 2 tiếng rưỡi sau đó.

Tại Lầu Năm Góc, các tướng lĩnh cao nhất của Mỹ bao gồm Bộ trưởng Laird, Cố vấn Kissinger, Thống tướng Tư lệnh Không quân, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ cùng ăn trưa ngay trong phòng làm việc, họ ngóng chờ từng giây và hy vọng cuộc đột kích Sơn Tây do họ dày công dàn dựng sẽ thành công mỹ mãn.

Tuy nhiên, niềm hy vọng đó cũng chỉ tồn tại trong 3 tiếng đồng hồ. Sau ba bức điện báo “Diễn biến tốt” được gửi về tổng hành dinh thì bức điện thứ tư đã khiến nhiều tướng lĩnh Mỹ trong căn phòng đó phải chửi thề, bức điện có nội dung chỉ ngắn gọn: “Biệt kích rời Sơn Tây an toàn, không tìm thấy phi công”.

Không một ai muốn tin vào nội dung của bức điện này, đây là một thất bại cay đắng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của họ, những người vốn dĩ là tướng lĩnh cấp cao, chỉ huy lực lượng quân đội có sức mạnh lớn nhất thời bấy giờ lại vừa phải đón nhận một thất bại lãng xẹt cùng nhau.

Dot kich Son Tay: Lau Nam Goc muoi mat vi CIA (4)
 Xác trực thăng Mỹ bỏ lại Sơn Tây. Ảnh: News.

Tại Sơn Tây, chiếc trực thăng bị rơi trong sân trại Sơn Tây được đặt đầy thuốc nổ, chiếc trực thăng cuối cùng của toán tập kích Mỹ rời Sơn Tây lúc 02:44 ngày 21/11/1970, đúng 27 phút sau khi chiếc đầu tiên hạ xuống Sơn Tây. Đúng 6 phút sau, một vụ nổ cực lớn diễn ra khi một đống thuốc nổ C4 đặt ở trong chiếc trực thăng bị rơi tự động được kích nổ, vụ đột kích hoàn toàn kết thúc, không biệt kích Mỹ nào bị thương và cũng không phi công nào được giải thoát.

Gậy ông đập lưng ông và cái tát CIA dành cho Lầu Năm Góc

Theo các tài liệu được giải mật sau này, phía Lầu Năm Góc đã nhận ra được sự “giảm bớt hoạt động” ở trại Sơn Tây từ cuối tháng 6/1970 nhưng không có bất cứ bằng chứng chính xác nào cho thấy việc các tù binh Mỹ tại đây đã bị rời đi.

Chuyên gia DIA (Quân báo Mỹ) cho rằng, chính các trận lụt diễn ra tại trại “Hy vọng” vào thời điểm bắt đầu mùa mưa năm 1970 đã khiến các phi công Mỹ buộc phải được di dời, họ cũng nhận định rằng cuộc di dời này hoàn toàn là do lý do thời tiết và phía Việt Nam không hề hay biết về việc trại Sơn Tây đã bị lộ.

Dot kich Son Tay: Lau Nam Goc muoi mat vi CIA (4)-Hinh-2
 Biệt kích Mỹ trở về sau cuộc đột kích Sơn Tây, không lính biệt kích nào của Mỹ bị thương vong trong chiến dịch này. Ảnh: Popular.

Năm 1970, khu vực miền Bắc Việt Nam hứng chịu rất nhiều trận mưa lớn khác thường, đây là hệ quả của một chiến dịch được đóng dấu tuyệt mật của CIA. Đây là một chiến dịch sử dụng chiến tranh thời tiết để tạo ra mưa lớn bất thường, với ý đồ can thiệp vào khí hậu của miền Bắc Việt Nam, Mỹ hy vọng rằng chiến dịch chiến tranh thời tiết sẽ khiến Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đường xá cầu cống sẽ bị phá hủy nặng khiến giao thông của cả miền Bắc bị đình trệ.

Vũ khí thời tiết là thứ cực kỳ bí mật của Mỹ thời bấy giờ nên chiến dịch thời tiết này cũng được đóng dấu tuyệt mật, dĩ nhiên là các chuyên gia của chiến dịch “Bờ Biển Ngà” hoàn toàn không được biết tới điều này dù rằng có không ít chuyên gia CIA tham gia chiến dịch đột kích Sơn Tây.

Bằng chứng rõ nhất về phi vụ “gậy ông đập lưng ông” chính là từ lời kể của các tù binh phi công Mỹ đã từng bị nhốt ở Trại Sơn Tây. Theo đó, mùa hè năm 1970 mưa lớn bất thường khiến cả vùng Sơn Tây có nguy cơ bị ngập, điều này là đúng với ý đồ của CIA.

Trong trận lụt đó, nước sông Tích đã dâng cao một cách bất thường, lên tới tận sát tường rào của trại khiến công tác đi lại, tiếp tế thực phẩm rất khó khăn. Mưa lớn còn khiến phần mái của trại giam vốn đã cũ kỹ lại bị xuống cấp một cách nhanh chóng gây dột nát. Lo ngại cho sức khỏe của tù binh phi công và cho chính những cán bộ đang công tác tại trại, toàn bộ tù nhân và cán bộ được chuyển tới một trại giam tạm khác, vốn là một căn cứ quân đội được sửa sang lại làm nơi giam giữ tù binh, quá trình chuyển trại được diễn ra nhanh chóng và khá bất ngờ đến trại mới cách trại Hy Vọng chỉ 15 km.

Dot kich Son Tay: Lau Nam Goc muoi mat vi CIA (4)-Hinh-3
 Trang thiết bị Mỹ bỏ lại sau cuộc đột kích Sơn Tây để nhẹ bớt máy bay. Có thể thấy, chúng có mang theo một loạt súng phóng lựu và cả... loa cầm tay. Ảnh: Peter.

Trong đêm diễn ra cuộc đột kích, các tù binh phi công Mỹ đã nghe thấy tiếng máy bay trực thăng quen thuộc và những tiếng nổ phát ra từ phía trại Hy vọng. Tuy vậy, họ đã hoàn toàn thất vọng.

Cũng có thông tin cho biết phía Việt Nam đã biết trước cuộc đột kích giải cứu tù binh của Mỹ từ những nguồn tin tình báo riêng, tuy nhiên thời gian phía Việt Nam được biết là quá muộn, chỉ cách cuộc đột kích chưa tới một tháng và thông tin rất mơ hồ nên phía ta không kịp có động thái tăng cường cảnh giới, chính điều đó đã khiến toán biệt kích Mỹ vào-ra Sơn Tây an toàn mà không đụng độ với quân ta.

Trong kết luận của Lầu Năm Góc, họ khẳng định rằng phía ta không hề biết cuộc đột kích sẽ diễn ra, hoặc ít nhất là không có động thái tăng cường cảnh giới hoặc lập kế hoạch “đón lõng” toán biệt kích của Mỹ. Nhiều ý kiến chủ quan được phía Mỹ đưa ra để lập luận cho thất bại thảm hại này và trong đó có một vài ý kiến nhấn mạnh rằng, việc phía Việt Nam di dời trại Sơn Tây trước khi vụ tập kích diễn ra chỉ hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Kết cục cuối cùng như tất cả chúng ta đều đã biết, không một cuộc đột kích nào khác được Mỹ tổ chức và cũng không một phi công tù binh Mỹ nào thoát ra được khỏi miền Bắc Việt Nam trước khi được trao trả tự do sau Hiệp định Paris vào năm 1973. Cuộc đột kích của Mỹ đã cho thấy ưu thế vượt trội về mặt khoa học kỹ thuật của họ, tới tận ngày nay, nhiều chuyên gia quân sự vẫn không thể tin được các phi công Mỹ có thể bay theo một đường bay quá mạo hiểm từ Thái Lan, vòng qua Lào tới tận Sơn Tây với lộ trình “không thể thực hiện được nhất là vào đêm tối”.

Tuy nhiên, cũng chính sự vượt trội về khoa học kỹ thuật này mà Mỹ đã phải nhận thất bại ê chề tại Sơn Tây, nhục nhã hơn nữa khi thất bại đó lại được cho là do chính người Mỹ tạo nên khi mà cả trại tù Sơn Tây phải được chuyển đi vì hậu quả của chiến dịch thời tiết do chính CIA gây nên.

Tựu chung lại, thành tựu về khoa học kỹ thuật của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là điều không thể chối cãi, nhưng nếu xét về mặt tình báo, phía Mỹ với đại diện là CIA, DIA và hàng loạt các cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới khác đều đã thất bại thảm hại trước lực lượng an ninh Việt Nam khi đó vốn còn quá non trẻ nhưng lại đầy lòng quyết tâm đánh Mỹ tới cùng.

(Hết)

Mỹ đã mất bao nhiêu trực thăng trong Chiến tranh Việt Nam?

(Kiến Thức) - Một loại phương tiện rất được Mỹ và chư hầu ưa chuộng trong Chiến tranh Việt Nam dù rằng chúng rất dễ bị bắn hạ.

Mỹ đã mất bao nhiêu trực thăng trong Chiến tranh Việt Nam?
My da mat bao nhieu truc thang trong Chien tranh Viet Nam?
Có thể coi chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên có sự tham gia của một lực lượng trực thăng quy mô lớn bậc nhất từ trước tới nay với hàng vạn chiếc. Nguồn ảnh: History.
My da mat bao nhieu truc thang trong Chien tranh Viet Nam?-Hinh-2
 Cụ thể, Quân đội Mỹ đã mang tới chiến trường Việt Nam tổng cộng 7.013 máy bay trực thăng các loại trong đó nhiều nhất bao gồm những chiếc UH-1H với số lượng lên tới 3.375 chiếc. Nguồn ảnh: Boston.

Vụ tập kích Sơn Tây: Cách tù binh Mỹ cầu cứu (1)

(Kiến Thức) - Chính bằng những thủ đoạn cực kỳ tinh quái và tinh vi mà các tù binh phi công Mỹ tại Sơn Tây đã cầu cứu được Lầu Năm Góc.

Vụ tập kích Sơn Tây: Cách tù binh Mỹ cầu cứu (1)

Vụ tập kích Sơn Tây hay còn được giới tình báo Mỹ gọi với cái tên mỹ miều đó là chiến dịch Bờ biển ngà. Chiến dịch này diễn ra vào đêm 20 rạng sáng ngày 21/11/1970 tại thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50 km. Xét trong Chiến tranh Việt Nam, đây là cuộc tập kích xâm nhập vào miền Bắc có quy mô lớn nhất được thực hiện bởi biệt kích Mỹ. Mặc dù chỉ trực tiếp đưa 56 biệt kích Mỹ đặt chân xuống thị xã Sơn Tây, tuy nhiên phạm vi của chiến dịch này còn bao trùm toàn bộ khu vực từ Thái Lan-nơi lính biệt kích Mỹ xuất phát tới tận vịnh Bắc Bộ với sự tham gia của lực lượng Không quân Hải quân Hạm Đội 7 của Mỹ làm nhiệm vụ tấn công Quảng Ninh, Hải Phòng để thực hiện kế nghi binh.

Để thực hiện được một chiến dịch quy mô lớn như vậy, đòi hỏi các nguồn tin tình báo cực kỳ đáng tin cậy và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều tháng trời, với ưu thế khoa học kỹ thuật của mình, thiếu chút nữa thì Mỹ đã đạt được mục đích ban đầu đề ra đó là đột kích giải cứu các tù binh phi công Mỹ đang bị giam giữ tại Sơn Tây.

Đột kích Sơn Tây: Cách Mỹ tìm ra trại Sơn Tây (2)

(Kiến Thức) - Mỹ biết có rất nhiều phi công Mỹ đã trở thành tù binh của quân ta, tuy nhiên những tù binh này bị giam ở đâu thì Lầu Năm Góc lại mù tịt.

Đột kích Sơn Tây: Cách Mỹ tìm ra trại Sơn Tây (2)

Số phận những tù binh phi công Mỹ ở Việt Nam

Đó là một ẩn số lớn đối với chính phủ Mỹ, ngoài những phi công may mắn lọt vào ống kính máy ảnh của các phóng viên Việt Nam sau khi họ bị bắt làm tù binh và những bức ảnh đó được công bố trước truyền thông quốc tế, người nhà của những viên phi công đó ít nhất cũng biết con em họ còn lành lặn và an toàn. Tuy nhiên phần lớn danh tính, cấp bậc và tình trạng của các phi công bị ta bắt được ở miền bắc vẫn là một bí ẩn làm đau đầu giới chức tình báo Mỹ.

Tin mới