DPM kỳ vọng giá bán urê trung bình năm 2022 đạt 600 USD/tấn

(Vietnamdaily) - DPM kỳ vọng giá bán urê trung bình năm 2022 đạt 600 USD/tấn, lần lượt cao hơn 30% và 60% dự báo giá trung bình của VCSC cho năm 2022 và 2023.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã có những chia sẻ về buổi gặp gỡ nhà đầu tư của Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) gần đây. 

Kỳ vọng giá bán urê trung bình năm 2022 đạt 600 USD/tấn

Do mâu thuẫn Nga – Ukraine, giá urê toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.000-1.100 USD/tấn. Giá urê bán lẻ trong nước cũng tăng lên 18.000 đồng/kg (khoảng 780 USD/tấn).

DPM kỳ vọng giá urê trung bình đạt 720 USD/tấn trong quý 1/2022 và sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 2, sau đó giảm trong 6 tháng cuối năm với nguồn cung tăng thêm từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, DPM kỳ vọng giá bán urê trung bình năm 2022 đạt 600 USD/tấn, lần lượt cao hơn 30% và 60% dự báo giá trung bình của VCSC cho năm 2022 và 2023.

Cấm xuất khẩu urê: Khó có thể xảy ra

Liên quan đến thông tin về khả năng cấm xuất khẩu urê, DPM cho rằng điều này khó có thể xảy ra do 1) Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại, 2) DPM được xuất khẩu urê nếu nhu cầu trong nước thấp.

Năm 2022, DPM đặt mục tiêu xuất khẩu 50.000 tấn (-16,7% YoY) nhưng đã xuất khẩu được 80.000 tấn trong 2 tháng đầu năm. Ngoài ra, công ty kỳ vọng tiếp tục gia tăng sản lượng xuất khẩu trong các quý tiếp theo nếu nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng bởi giá phân bón cao.

DPM ky vong gia ban ure trung binh nam 2022 dat 600 USD/tan-Hinh-2
 

DPM đã chốt nguyên liệu sản xuất cho nhà máy NPK trong 6 tháng đầu năm 2022

Giá của các sản phẩm urê, photpho và kali (nguyên liệu đầu vào của NPK) đang tăng.

Tuy nhiên, DPM kỳ vọng các mức tăng này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty do DPM đã chốt được nguyên liệu sản xuất cho nhà máy NPK trong 6 tháng đầu năm 2022 và hiện đang có lợi thế về chi phí đầu vào thấp. Công ty kỳ vọng sản lượng và biên lợi nhuận của mảng NPK đều gia tăng trong năm 2022.

Về triển vọng nguồn cung khí và cước phí vận chuyển khí, DPM đã chốt cơ chế cước phí vận chuyển khí cho năm 2022 với PVN và GAS, mức cước phí này cao hơn 10% so với dự báo hiện tại của VCSC.
Trong khi đó, DPM chưa chốt cơ chế cước phí trong dài hạn. Tuy nhiên, DPM kỳ vọng nguồn cung khí từ mỏ khí giá rẻ Sư Tử Trắng – giai đoạn 2A sẽ đáp ứng nhu cầu nguồn khí đầu vào trong dài hạn.
Cổ tức năm 2021 mục tiêu 35%
Trước đó, DPM đặt mục tiêu tổng doanh thu 11.059 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 1.130 tỷ đồng và 945 tỷ đồng cho năm 2022.
Theo DPM, tỷ lệ cổ tức 15% năm 2022 tạm tính trên cơ sở giá khí giả định cho sản xuất Đạm Phú Mỹ. Giá khí/cước vận chuyển khí cho sản xuất Đạm Phú Mỹ năm 2022 sẽ được chính xác hoá sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Còn tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư vừa qua, DPM đặt mục tiêu cổ tức 35% cho năm 2021 và 10% cho năm 2022. Công ty có thể gia tăng mức cổ tức tiền mặt cho năm 2022 khi lợi nhuận thực tế vượt kế hoạch.

DPM lên kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt hơn 11.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - DPM đặt mục tiêu năm 2022 với doanh thu 11.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 945 tỷ đồng.

Ngày 27/12, HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (HoSE: DPM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với sản lượng sản xuất ure Phú Mỹ ở mức 828 nghìn tấn, cao hơn sản lượng kinh doanh khi ở mức 800 nghìn tấn. Còn sản lượng sản xuất NPK Phú Mỹ 165 nghìn tấn bằng với sản lượng kinh doanh. 

Ngoài ra, DPM cũng đưa ra sản lượng kinh doanh các loại phân bón khác ở mức 234 nghìn tấn. 

Tỷ suất lãi gộp biên vọt lên gần 53%, DPM báo lãi quý 4/2021 gấp 18 lần cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận gộp đạt 2.213 tỷ đồng, gấp 7,4 lần cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên đạt tới 52,7%, trong khi cùng kỳ chỉ 18,2%. Sau khi trừ các loại chi phí, DPM đạt tới 1.592 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 18 lần cùng kỳ.

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với doanh thu thuần 4.193 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ.

Lợi nhuận gộp đạt 2.213 tỷ đồng, gấp 7,4 lần cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên đạt tới 52,7%, trong khi cùng kỳ chỉ 18,2%. Sau khi trừ các loại chi phí, DPM đạt tới 1.592 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 18 lần cùng kỳ.