Dự án BT chống ngập 10.000 tỷ: “Việc tái khởi động thuộc thẩm quyền Trung Nam Group“

Đó là ý kiến của Liên danh Tư vấn Giám sát Hợp đồng (TVGSHĐ) trong kiến nghị mới đây gửi UBND TP.HCM về những vấn đề tồn tại cần được xử lý ngay tại dự án chống ngập gần 10.000 tỷ do Trung Nam Group làm nhà đầu tư.

Du an BT chong ngap 10.000 ty: “Viec tai khoi dong thuoc tham quyen Trung Nam Group
Nhiều bất cập tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng 
Những vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết
Liên danh TVGSHĐ dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 vừa mới văn bản gửi ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - báo cáo về việc làm rõ thông tin liên quan đến trách nhiệm của Liên danh và các vấn đề có dấu hiệu trái pháp luật tại Dự án.
Liên danh TVGSHĐ kiến nghị UBND TP.HCM nhanh chóng có ý kiến chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại đã được TVGSHĐ báo cáo nhiều lần nhằm thúc đẩy Dự án được triển khai trở lại và đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như tuân thủ Hợp đồng BT đã ký. Ngoài ra, Liên danh TVGSHĐ cũng kiến nghị UBND TP.HCM cho xem xét công khai các vấn đề nói trên.
Theo văn bản nói trên, Liên danh TVGSHĐ nêu những điểm nổi cộm của Dự án cần giải quyết cấp bách như:
Thứ nhất, đối với dự toán công trình, cho đến nay, sau khi Trung Nam Group đã triển khai thi công Dự án hơn một năm mà dự toán cho toàn bộ Dự án vẫn chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Thứ hai, về vấn đề xác nhận giá trị giải ngân tạm ứng của dự án, liên danh TVGSHĐ khẳng định, việc Trung tâm Chống ngập TP. HCM đồng ý giải ngân tạm ứng 1.518 tỷ đồng cho Trung Nam Group là không đúng quy định của pháp luật cho Dự án BT và không đúng với Hợp đồng BT đã ký kết giữa Trung Nam Group và UBND TP.HCM.
Thứ ba, bề những thay đổi về vật liệu của Trung Nam Group so với thiết kế cơ sở, liên danh TVGSHĐ nhận thấy Trung Nam Group đã có nhiều thay đổi về vật liệu so với thiết kế cơ sở và cũng chưa hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý theo quy định tại Điều 17 của Hợp đồng BT.
Trung Nam BT 1547 thay đổi thép chế tạo cửa van từ thép Nhật (thiết kế cơ sở) sang thép Trung Quốc (thực tế thi công) khi chưa được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo đúng quy định (khoản 3 điều 6 Luật Xây dựng và điều 17 của hợp đồng BT). Cần làm rõ lý do, thời điểm, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên (khối lượng thép theo thiết kế cơ sở được duyệt khoảng 3.000 tấn). Ngoài ra, Trung Nam BT 1547 thi công hạng mục cống kiểm soát triều Mương Chuối sai khác so với Hồ sơ thiết kế thi công đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc tăng dự toán từ 1.400 tỷ lên 2.100 tỷ đồng cần phải được làm rõ.
Du an BT chong ngap 10.000 ty: “Viec tai khoi dong thuoc tham quyen Trung Nam Group
 Trung Nam Group thay đổi vật liệu so với thiết kế của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng 
Thay đổi vật liệu so với thiết kế cơ sở, không chứng minh được nguồn huy động vốn
Liên danh TVGSHĐ nhận thấy Trung Nam Group đã có nhiều thay đổi về vật liệu so với thiết kế cơ sở và cũng chưa hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý theo quy định tại Điều 17 của Hợp đồng BT.
Trung Nam BT 1547 thay đổi thép chế tạo cửa van từ thép Nhật (thiết kế cơ sở) sang thép Trung Quốc (thực tế thi công) khi chưa được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo đúng quy định (khoản 3 điều 6 Luật Xây dựng và điều 17 của hợp đồng BT). Cần làm rõ lý do, thời điểm, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên (khối lượng thép theo thiết kế cơ sở được duyệt khoảng 3.000 tấn).
Ngoài ra, Trung Nam BT 1547 thi công hạng mục cống kiểm soát triều Mương Chuối sai khác so với Hồ sơ thiết kế thi công đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc tăng dự toán từ 1.400 tỷ lên 2.100 tỷ đồng cần phải được làm rõ.
Trung Nam Group và Trung Nam BT 1547 không thể cung cấp được hồ sơ tài chính về nguồn vốn huy động và vốn giải ngân để Liên danh TVGSHĐ thực hiện đánh giá tiến độ huy động vốn và giám sát đánh giá công khai tài chính và dòng tiền của dự án, đặc biệt là số tiền đã được xác nhận tạm ứng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Nhà nước.
Liên danh TVGSHĐ khẳng định, đã thực hiện tất cả những nhiệm vụ được quy định tại Hợp đồng mà các bên đã ký kết. Theo đó, TVGSHĐ có trách nhiệm xem xét, có ý kiến cảnh báo, có kiến nghị đề xuất các vấn đề còn tồn tại của Dự án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của UBND TP.HCM. Việc quyết định và có ý kiến chỉ đạo cuối cùng thuộc trách nhiệm của UBND TP.HCM và Trung tâm Chống ngập TP.HCM.
“Việc Dự án tạm dừng thi công từ cuối tháng 4/2018 là do Nhà đầu tư (Trung Nam Group) tự quyết định. TVGSHĐ đã xác nhận tổng hợp giá trị khối lượng hoàn thành đến đợt 18, đã được UBND TP.HCM và Trung tâm Chống ngập TP.HCM chấp nhận giải ngân, đồng thời tại Phụ lục 02A, UBND TP.HCM cũng đã xác nhận yêu cầu của Nhà đầu tư. Do vậy việc tái khởi động dự án hoàn toàn thuộc về thẩm quyền của Nhà đầu tư Dự án chứ không phải trách nhiệm của UBND TP.HCM, Trung tâm Chống ngập TP.HCM hay của Liên danh TVGSHĐ. Do đó, Liên danh TVGSHĐ không có thẩm quyền theo luật để đình chỉ thi công hay cho phép tái khởi động hoặc dừng giải ngân Dự án như các thông tin thiếu chính xác quy chụp trên một số phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua”, Liên danh khẳng định.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trung Nam Group
Kiểm toán nhà nước (KTNN) cũng đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án này, nhà đầu tư đã lựa chọn vật tư chế tạo cửa van các gói thầu TB15, TB19, TB22 và TB26, khi thiết kế cơ sở chưa phù hợp, nên khi thiết kế kỹ thuật thi công phải điều chỉnh từ thép không rỉ SUS304, thép S355 sang sử dụng thép S355 hoặc các loại thép tương đương. Điều quan trọng là việc thay đổi vật tư chế tạo của Trung Nam Group theo KTNN “chưa được lập và trình UBND TP.HCM theo quy định tại điều 17 hợp đồng BT”.
Theo kết luận của KTNN,trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, tổ chuyên gia tư vấn lựa chọn nhà đầu tư chưa đáp ứng đầy đủ năng lực theo quy định tại khoản 3 Điều 14 - Nghị định 30/2015/ND - CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ.
Trong hợp đồng BT này, nhà đầu tư dự án là Trung Nam Group và Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 – Công ty con của Trung Nam Group và cũng là nhà thầu của dự án, bị KTNN yêu cầu xử lý tài chính số tiền hơn 691 tỷ đồng. Trong đó, KTNN yêu cầu giảm chi phí đầu tư các gói thầu được kiểm toán số tiền gần 152 tỷ, giảm giá trị hợp đồng còn lại của gói thầu được kiểm toán gần 257 tỷ, hoàn tất các thủ tục xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra, kê khai và nộp thuế số tiền gần 283 tỷ đồng…
Trung Nam đã tự ý thay đổi vật liệu, giờ đây, họ lại bị KTNN “bóc” các vi phạm về thuế, cho thấy Cục Thuế TP HCM cần có động tác điều tra nguyên nhân của “thủ tục xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra, kê khai và nộp thuế số tiền gần 283 tỷ đồng” theo kết luận nói trên.

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng: Khó xong vào năm sau

Theo Tổng Giám đốc Trungnam Group, hiện dự án chống ngập 1.000 tỉ đồng mới chỉ hoàn thành 37% khối lượng do còn vướng giải phóng mặt bằng.

Ngày 19-5, ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng Giám đốc Trungnam Group - cho biết tiến độ dự án chống ngập "Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1" do Tập đoàn Trung Nam Group làm chủ đầu tư hiện đã đạt gần 37% khối lượng thi công, dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào ngày 30-4-2018.
Du an chong ngap 10.000 ti dong: Kho xong vao nam sau
Dự án đã hoàn thành gần 37%.
Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng từ 402 hộ dân và 16 doanh nghiệp, 1 tổ chức tại phía quận 7, cống Phú Xuân, cống Mương Chuối, cống Cây Khô, cống Phú Định, cống cầu Kinh, rạch Bà Bướm.
Du an chong ngap 10.000 ti dong: Kho xong vao nam sau-Hinh-2
Dự án dự kiến sẽ chống ngập cho khu trung tâm TP HCM có xét đến biến đổi khí hậu.
Dự án thực hiện theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) nên theo ký kết thành phố sẽ thanh toán cho chủ đầu tư 84% giá trị tiền mặt, 16% bằng quỹ đất. Hiện thành phố đang lập thủ tục thẩm định giá trị một số khu đất để chỉ định hoặc cho chủ đầu tư lựa chọn, tương đương số vốn mà chủ đầu tư bỏ ra làm dự án.
Du an chong ngap 10.000 ti dong: Kho xong vao nam sau-Hinh-3
 Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào 30-4-2018 nếu được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Dự án "Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu" giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) được khởi công từ tháng 6/2016. Mục đích của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. Dự án sẽ xây dựng 6 cống lớn kiểm soát triều gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định có bề rộng 40 – 160 m. Bên cạnh đó, xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 m3/s, 1 trạm bơm 24 m3/s tại cống Tân Thuận, 1 trạm bơm 18 m3/s tại cống Phú Định. Đồng thời, xây dựng 7,8 km đê/kè bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh ở các đoạn xung yếu… Địa điểm xây dựng công trình thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Dự án ngăn triều chống ngập 10.000 tỉ không còn thi công xuyên Tết

Năm 2017, tất cả hạng mục công trình ngăn triều chống ngập 10.000 tỉ vẫn thi công liên tục trong những ngày Tết nhưng trong đợt Tết năm nay, công trình sẽ tạm dừng.

Công ty TNHH Trung Nam 1547 (đơn vị thực hiện dự án ngăn triều chống ngập cho TP.HCM với kinh phí gần 10.000 tỉ đồng) cho biết trong công văn vừa gửi cho UBND TP.
Cống ngăn triều Mương Chuối ở khu vực Nhà Bè hiện đã xây dựng gần xong, dự kiến sẽ vận hành trong năm 2018. (Ảnh do Trung Nam Group cung cấp).
 Cống ngăn triều Mương Chuối ở khu vực Nhà Bè hiện đã xây dựng gần xong, dự kiến sẽ vận hành trong năm 2018. (Ảnh do Trung Nam Group cung cấp).

Tin mới