Dự án nghỉ dưỡng “Nàng tiên cá” của đại gia ở tù giờ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Chi lại chính thức được làm chủ dự án Rusalka với tên mới là Champarama Resort & Spa. Tuy nhiên, dự án này khó có thể được triển khai.

Đầu năm nay, ông Nguyễn Đức Chi lại chính thức được làm chủ dự án Rusalka (Nha Trang), với tên mới là dự án Champarama Resort & Spa. Tuy nhiên, dự án này khó có thể được triển khai khi ông Chi chưa giải quyết xong nợ nần.
Tên mới, chủ cũ
Tháng 11/2000, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Rus–Invest–Tur (RIT) do ông Nguyễn Đức Chi làm Chủ tịch HĐQT được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) dự án Khu nghỉ mát Rusalka ở Bãi Tiên (phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa). Ngày 25/6/2005, ông Chi bị bắt, sau đó chịu án 5 năm 6 tháng tù giam về tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “sử dụng trái phép tài sản”. Dự án Rusalka đang xây dựng dở dang bị đình trệ.
 
Ra tù đầu năm 2010, ông Chi đề nghị được tiếp tục thực hiện dự án Rusalka. Lúc đó, theo ông Chi, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa có chỉ đạo không cho ông Chi tham gia đầu tư ở Rusalka dưới mọi hình thức.
Ngày 16/12/2011, Công ty Cổ phần Du lịch Trọng điểm Nha Trang (Focus Nha Trang) được thành lập, do em trai ông Chi là ông Nguyễn Đức Tấn làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên trước đó, tháng 10/2011 UBND tỉnh Khánh Hòa đã chủ trương chọn Focus Nha Trang làm nhà đầu tư mới của dự án Rusalka. Nhà thầu chính của dự án Rusalka, chủ nợ lớn nhất của RIT là Cty TNHH một thành viên Vật liệu xây dựng và Xây lắp Thương mại (BMC, thuộc Bộ Công Thương) khiếu nại, cho rằng có sự mập mờ có lợi cho ông Chi trong khi dự án Rusalka chưa được thanh lý.
Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thực hiện thanh lý Rusalka theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, giải quyết dứt điểm các khiếu nại. Tuy nhiên, ngày 16/4/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp GCNĐT cho Focus Nha Trang, để họ thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng Champarama Resort & Spa trên cơ sở dự án Rusalka.
Theo GCNĐT, dự án Champarama Resort & Spa được thực hiện trên diện tích hơn 44ha, gồm khu B có diện tích gần 30ha, khu C có diện tích gần 14ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng (trong đó giá trị đã thực hiện 600 tỷ đồng). Nhà đầu tư có trách nhiệm cam kết kế thừa tất cả nghĩa vụ, trách nhiệm về công nợ của Cty RIT, phải giải trình khả năng tài chính để thực hiện dự án và phải đưa khu C (có các công trình đã đầu tư xây dựng dở dang trước đây) vào khai thác hoạt động trong thời gian 24 tháng kể từ khi được cấp GCNĐT. Tuy nhiên, từ đó đến nay dự án vẫn không nhúc nhích.
Ngày 12/12/2015, Focus Nha Trang đổi tên thành Cty Cổ phần Khu du lịch Champarama (Cty Champarama), do ông Nguyễn Đức Chi làm Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật. Ngày 6/1/2016, Cty Champarama được Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa cấp GCNĐT dự án Champarama Resort & Spa.
Chủ nợ đề nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội vào cuộc
Ngày 1/3, ông Nguyễn Văn Ngọc, Tổng Giám đốc BMC gửi thư cho Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đề nghị được trả lời bằng văn bản về các nội dung: Dự án Champarama Resort & Spa đã triển khai thế nào; Việc kế thừa nghĩa vụ trách nhiệm của Cty RIT đã được thực hiện ra sao; Cty Champarama có phải là Focus Nha Trang được đổi tên không; Căn cứ quy định pháp luật cụ thể nào để cấp đổi GCNĐT ngày 6/1/2016 cho Cty Champarama?
Trong một văn bản khác, BMC để nghị Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Ngăn chặn chuyển dịch tài sản, không cho phép làm thay đổi hiện trạng tài sản, pháp lý của khối tài sản BMC đã tạo lập tại dự án Rusalka cũ cho đến khi có kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Có biện pháp buộc Cty Champarama giải quyết dứt điểm khối tài sản của BMC đã tạo lập.
Cũng trong ngày 1/3, BMC gửi công văn tới Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đề nghị xem xét, có ý kiến về: Việc áp dụng và chấp hành pháp luật của UBND tỉnh Khánh Hòa và Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa trong việc cấp GCNĐT cho Cty Champarama; Có ý kiến đến Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra việc cấp GCNĐT cho Cty Champarama; Có ý kiến đến UBND tỉnh Khánh Hòa về việc không cho phép bất kỳ một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào làm thay đổi hiện trạng khối tài sản BMC đã tạo lập tại dự án Rusalka trước đây. Theo BMC, Focus Nha Trang trước đây và Cty Champarama hiện nay không có khả năng tài chính để thực hiện dự án, nhưng vẫn được cấp GCNĐT là trái quy định pháp luật.
Theo ông Nguyễn Đức Chi, Cty Champarama sẽ triển khai các hạng mục dự án ở khu B trước, việc thực hiện dự án ở khu C sẽ tạm “treo” cho đến khi giải quyết xong vướng mắc với BMC. Tuy nhiên, nếu không có khu C dự án sẽ không có Champarama Resort & Spa, vì khu C chính là phần dự án ở phía đông đường Phạm Văn Đồng, tiếp giáp vịnh Nha Trang, khu B ở phía trong.
“Trong GCNĐT dự án Champarama có ghi giá trị xây lắp đã thực hiện là 600 tỷ đồng. BMC là đơn vị tạo nên 70% giá trị đó, nhưng chúng tôi chỉ đòi ông Chi trả 125 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Chi chỉ chịu trả ngay 51 tỷ đồng, sau khi dự án Champarama đi vào hoạt động được 5 năm và có lãi sẽ trả nốt 74 tỷ đồng còn lại, trả trong 3 năm. Chúng tôi không thể chấp nhận thả mồi bắt bóng như vậy”.
LS Nguyễn Thị Huyền Trang, Trưởng phòng Pháp chế BMC.

BĐS Nha Trang lên cơn sốt, khách tứ phía đổ xô đầu cơ

Báo cáo Thị trường bất động sản Nha Trang quý II/2015 ghi nhận phần lớn khách hàng mạnh tay mua nhà đất ở đây đến từ Hà Nội, TP HCM và khách nước ngoài.

Nha Trang là thành phố du lịch hàng đầu Việt Nam, là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Tại đây, bất động sản nghỉ dưỡng đang trên đà tăng trưởng rõ rệt qua 3 quý trong năm 2015. Dòng tiền từ khắp nơi trong cả nước đang đổ mạnh mẽ vào bất động sản Nha Trang. Các nhà đầu tư đến Nha Trang ráo riết săn tìm cơ hội để sở hữu bất động sản ở những vị trí đẹp, giá tốt và có tính thanh khoản cao.
Theo ghi nhận của Savills Việt Nam, người mua chủ yếu đến từ Hà Nội, TP HCM và người nước ngoài.
BDS Nha Trang len con sot, khach tu phia do xo dau co
Bất động sản Nha Trang đang hút khách Hà Nội, TP HCM. 

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng: "Canh bạc" nhiều rủi ro

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc mới nhất trên thị trường Việt Nam và lên cơn sốt từng ngày.

Dường như bất động sản nghỉ dưỡng đang tạo ra một cơn sốt mà khi nhìn vào đó sẽ chỉ tìm thấy màu hồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, không có bất kỳ khoản đầu tư nào là chắc chắn sinh lãi. Vốn đầu tư càng cao, rủi ro càng lớn.

Tin mới