Dự án nghìn tỷ dồn dập lộ diện

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, những dự án nghìn tỷ đã chính thức được phê duyệt và đi vào khởi công, hứa hẹn thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương.

Dự án nghìn tỷ dồn dập lộ diện

Lào Cai: Dự án cáp treo 4.000 tỷ đồng lên đỉnh Fansipan

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi công Hệ thống cáp treo dài 7 km với tổng vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phát lệnh khởi công tại Sa Pa. Đây là hạng mục chính trong dự án "Quần thể công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan - Sapa".

Chủ đầu tư của dự án cáp treo là Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan - Sa Pa, thành viên Tập đoàn Sun Group (đơn vị đã triển khai dự án cáp treo Bà Nà, TP Đà Nẵng).

Sắp có hệ thống cáp treo 3 dây ở Lào Cai. Ảnh: Internet.
Sắp có hệ thống cáp treo 3 dây ở Lào Cai. Ảnh: Internet. 
Hệ thống cáp treo Fansipan có độ dài toàn tuyến khoảng 7 km, điểm đầu tại tổ 11B, đường Nguyễn Chí Thanh, thị trấn Sa Pa, vượt thung lũng Mường Hoa kết nối với các điểm du lịch và lên đỉnh Fansipan. Điểm nhấn của dự án này là hệ thống cáp treo 3 dây, lần đầu tiên có tại châu Á, và cũng là hệ thống cáp treo 3 dây dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới.

Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014 và đưa vào sử dụng năm 2015. Khi đó, hành trình chinh phục đỉnh Fansipan sẽ chỉ còn 15 phút, với vận tốc ca bin đạt 8m/s và công suất vận chuyển tối đa 2.000 lượt khách trong một giờ.

Hà Nội: 1,5 km đường "ngốn" gần 1.000 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt đầu tư tuyến đường nối đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng. Dự án được đầu tư với mục tiêu kết nối liên thông giữa đường Nguyễn Văn Cừ với tuyến đường 40 m đoạn Long Biên - Thạch Bàn, tạo sự liên thông giữa cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì và tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Dự án cần khoảng 62.000 m2 đất để xây dựng, trong đó chiều dài toàn tuyến hơn 1,5 km, mặt cắt ngang 40 m, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ hiện tại, điểm cuối nối với tuyến đường từ Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thạch Bàn.

Khu vực quy hoạch xây tuyến đường nối từ Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng. Ảnh: VnEconomy.
Khu vực quy hoạch xây tuyến đường nối từ Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng. Ảnh: VnEconomy.
UBND TP Hà Nội giao cho UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư với tổng kinh phí dự kiến hơn 985 tỷ đồng, trong đó hơn 481 tỷ đồng là chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, còn lại là chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý dự án... Dự án này cũng có chi phí dự phòng lên tới hơn 221 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội đang tích cực lập phương án bồi thường, các thủ tục về đất đai, tiến hành lựa chọn nhà thầu... để có thể triển khai ngay trong năm 2014 và dự kiến hoàn thành trong năm 2017.

Lâm Đồng: Dự án trường đua ngựa 1.000 tỷ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa thông qua quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án Trường đua ngựa Thiên Mã-Madagui - Câu lạc bộ Polo và ngựa biểu diễn của Công ty cổ phần đua ngựa Thiên Mã-Madagui, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Diện tích đất quy hoạch là 63,63 ha tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai.

Ảnh minh họa: Internet.
 Ảnh minh họa: Internet. 
Theo chủ đầu tư, trong năm nay với vốn đầu tư xấp xỉ 517 tỷ đồng, dự án sẽ tập trung vào xây cơ sở hạ tầng, nhà nuôi ngựa, sân đua ngựa, sân tập ngựa, sân vườn, cây xanh và nhập ngựa đua thuần chủng.

Năm 2014, số vốn 485 tỷ đồng còn lại sẽ được đầu tư tiếp tục cho cơ sở hạ tầng, sân polo, sân ngựa biểu diễn, sân tập, sân quần ngựa, nhà cân nài, chuồng ngựa bệnh và một số hạng mục phụ trợ.

Được biết, dự án này trước đây là dự án Trung tâm nuôi và huấn luyện ngựa đua Madagui đã triển khai từ năm 2006 cũng của chủ đầu tư trên, với chức năng chính là cung cấp ngựa đua cho trường đua Phú Thọ (TP.HCM) và ngựa đua thể thao, nay được điều chỉnh và nâng mức đầu tư cũng như quy mô dự án.

Đồng Nai: Bảo tàng 1.400 tỷ và dự án bờ kè 3.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt dự án xây dựng Bảo tàng Khoa học tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ trên diện tích 25 ha. Bảo tàng sẽ là nơi trưng bày triển lãm, hội trường, phòng thí nghiệm, khu cắm trại, khuôn viên dành cho các cuộc thi khoa học...

Một trong các mô hình Bảo tàng Khoa học Đồng Nai đang chờ xét chọn để thực hiện. Ảnh: Người lao động.
 Một trong các mô hình Bảo tàng Khoa học Đồng Nai đang chờ xét chọn để thực hiện. Ảnh: Người lao động. 
Dự án dự kiến có tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD (tương đương 1.400 tỷ đồng), được xây dựng với những công nghệ tiên tiến, mô phỏng theo các bảo tàng ở Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

UBND tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Công trình dự kiến khởi công vào năm 2015 và khánh thành vào năm 2018.

Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai cũng vừa có buổi làm việc với Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát - chủ đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai về tiến độ thực hiện công trình bờ kè 3.000 tỷ đồng.

Khu vực ven sông Đồng Nai sẽ được triển khai cải tạo cảnh quan trong thời gian tới. Ảnh: Báo Đồng Nai.
 Khu vực ven sông Đồng Nai sẽ được triển khai cải tạo cảnh quan trong thời gian tới. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, hiện đơn vị đang thực hiện các công việc như: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; xin cấp phép xây dựng bờ kè; phương án di dời trạm bơm nước…và dự kiến dẽ hoàn tất vào cuối năm 2013.

Được biết, dự án này có diện tích 15 ha, bao gồm cả khu vực cải tạo và phát triển mới thuộc phường Quyết Thắng (TP Biên Hòa) được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2013 và hoàn tất vào năm 2022 với tổng số vốn khoảng 3.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư sẽ xây dựng nơi đây thành một khu đô thị hiện đại, đồng bộ, có khu dân dư, công viên và với hệ thống cao ốc, khách sạn theo tiêu chuẩn đô thị loại 1.

Dự án QL 1A và QL 14: Bổ sung thêm 61.000 tỷ đồng

Chiều 23/10, Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành bổ sung 170.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 (không bao gồm 75.000 tỷ đồng đã có trong kế hoạch 2012-2015).

Ảnh minh họa: Internet.
Ảnh minh họa: Internet. 
Về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016, Chính phủ dự kiến sẽ bố trí 61.680 tỷ đồng đầu tư dự án QL 1A và QL 14 (đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên). Đồng thời, bổ sung vốn cho các dự án đang đầu tư dở dang đã có trong danh mục trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và bổ sung một dự án duy nhất là luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 2011-2015 để thúc đẩy tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng là 73.320 tỷ đồng; bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đối ứng các dự án ODA; bố trí 15.000 tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tập trung chủ yếu cho các xã nghèo thuộc các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác.

Tận mục dự án “hot” của bà chủ Nam Cường

(Kiến Thức) - Tập đoàn Nam Cường của bà Trần Thị Thúy Ngà là doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu nhiều dự án "khủng" tại Hà Nội và các tỉnh khác.

Tận mục dự án “hot” của bà chủ Nam Cường
Dự án Khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường gồm 5 dự án trực thuộc, đó là: Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2; Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials; Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas; Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa; Cao ốc 27 tầng trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Các dự án đều có vốn đầu tư hàng trăm tới hàng nghìn tỷ đồng. Trong ảnh là phối cảnh dự án Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials.
 Dự án Khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường gồm 5 dự án trực thuộc, đó là: Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2; Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials; Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas; Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa; Cao ốc 27 tầng trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Các dự án đều có vốn đầu tư hàng trăm tới hàng nghìn tỷ đồng. Trong ảnh là phối cảnh dự án Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials.
Chẳng hạn, dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2, khu đô thị mới Dương Nội có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, quy mô 5,6 ha. Trong khi đó, tổng mức đầu tư các dự án khác trực thuộc tại khu vực Hà Đông của Nam Cường cộng lại lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó đình đám nhất là Dự án chung cư Lê Văn Lương Residentials với tổng đầu tư 2.000 tỷ đồng. Trong ảnh là Dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2.
 Chẳng hạn, dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2, khu đô thị mới Dương Nội có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, quy mô 5,6 ha. Trong khi đó, tổng mức đầu tư các dự án khác trực thuộc tại khu vực Hà Đông của Nam Cường cộng lại lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó đình đám nhất là Dự án chung cư Lê Văn Lương Residentials với tổng đầu tư 2.000 tỷ đồng. Trong ảnh là Dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2. 
Dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội gồm 2 dự án trực thuộc, đó là: Dự án chung cư Hoàng Quốc Việt Residentials và Khu Chung cư cao cấp CT3 Hoàng Quốc Việt Residentials với tổng mức đầu tư cả nghìn tỷ đồng. Trong ảnh là phối cảnh tổng thể Dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế.
 Dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội gồm 2 dự án trực thuộc, đó là: Dự án chung cư Hoàng Quốc Việt Residentials và Khu Chung cư cao cấp CT3 Hoàng Quốc Việt Residentials với tổng mức đầu tư cả nghìn tỷ đồng. Trong ảnh là phối cảnh tổng thể Dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế.
93 căn hộ dự án này được mở bán từ tháng 6/2013, mức giá 20-22,5 triệu đồng/m2. Quy mô lớn, vị trí khá đẹp, khu đô thị mới Cổ Nhuế là một trong những dự án trọng điểm của tập đoàn Nam Cường. Trong ảnh là Chung cư Hoàng Quốc Việt Residentials.
 93 căn hộ dự án này được mở bán từ tháng 6/2013, mức giá 20-22,5 triệu đồng/m2. Quy mô lớn, vị trí khá đẹp, khu đô thị mới Cổ Nhuế là một trong những dự án trọng điểm của tập đoàn Nam Cường. Trong ảnh là Chung cư Hoàng Quốc Việt Residentials.
Không chỉ đầu tư mạnh tay vào các dự án bất động sản là chung cư, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng, Tập đoàn Nam Cường do bà Lê Thị Thúy Ngà làm Chủ tịch còn rót tiền làm các khu nghỉ dưỡng, resort. Nổi tiếng phải kể đến khách sạn và resort Nam Cường Đồ Sơn, được đưa vào sử dụng từ năm 2011.
Không chỉ đầu tư mạnh tay vào các dự án bất động sản là chung cư, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng, Tập đoàn Nam Cường do bà Lê Thị Thúy Ngà làm Chủ tịch còn rót tiền làm các khu nghỉ dưỡng, resort. Nổi tiếng phải kể đến khách sạn và resort Nam Cường Đồ Sơn, được đưa vào sử dụng từ năm 2011. 
Không tiết lộ tổng mức đầu tư dự án nói trên, song quy mô khách sạn với 174 phòng nghỉ và các dịch vụ nhà hàng, quầy bar, casino, bể bơi, khu dịch vụ… cũng là những chi tiết để chứng minh sự đồ sộ của khách sạn và khu nghỉ dưỡng này.
 Không tiết lộ tổng mức đầu tư dự án nói trên, song quy mô khách sạn với 174 phòng nghỉ và các dịch vụ nhà hàng, quầy bar, casino, bể bơi, khu dịch vụ… cũng là những chi tiết để chứng minh sự đồ sộ của khách sạn và khu nghỉ dưỡng này.
Hệ thống khách sạn, resort của Nam Cường còn trải dài từ Hà Nội đến Hải Dương, Nam Định. Ở Hà Nội, khách sạn Nam Cường Hà Đông đạt tiêu chuẩn 5 sao nằm giáp với tòa cao ốc 27 tầng của tập đoàn này tại Hà Đông. Trong ảnh là phối cảnh dự án khách sạn Nam Cường Hà Đông.
Hệ thống khách sạn, resort của Nam Cường còn trải dài từ Hà Nội đến Hải Dương, Nam Định. Ở Hà Nội, khách sạn Nam Cường Hà Đông đạt tiêu chuẩn 5 sao nằm giáp với tòa cao ốc 27 tầng của tập đoàn này tại Hà Đông. Trong ảnh là phối cảnh dự án khách sạn Nam Cường Hà Đông.  
Còn ở Nam Định, Hải Dương, tập đoàn này có dự án khách sạn mang tên trùng với tên thành phố nơi tọa lạc các dự án. Theo tập đoàn Nam Cường, những dự án này đều là điểm nhấn của đơn vị này ở những tỉnh, thành phố nói trên. Trong ảnh là khách sạn Nam Cường Hải Dương.
Còn ở Nam Định, Hải Dương, tập đoàn này có dự án khách sạn mang tên trùng với tên thành phố nơi tọa lạc các dự án. Theo tập đoàn Nam Cường, những dự án này đều là điểm nhấn của đơn vị này ở những tỉnh, thành phố nói trên. Trong ảnh là khách sạn Nam Cường Hải Dương.

Ngắm hàng “độc” tại phiên chợ đồ xưa Hà Nội

(Kiến Thức) - Phiên chợ mở ra đã giúp nhiều người tìm mua những món hàng "độc" không dễ tìm.

Ngắm hàng “độc” tại phiên chợ đồ xưa Hà Nội
Đến hẹn lại lên, cứ vào thứ 7 hàng tuần, phiên chợ đồ xưa ở con dốc 456 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) lại mở cửa để đón khách. Tiền thân của chợ chính là Lư trà quán nổi tiếng khắp Hà Thành một thời. Ngay từ 8h sáng, phiên chợ đã đông nghịt người bán, người mua và khách tham quan. Điều đặc biệt ở phiên chợ này, đó là người bán không phải trả phí chợ và người mua cũng không mất phí thăm quan.
Đến hẹn lại lên, cứ vào thứ 7 hàng tuần, phiên chợ đồ xưa ở con dốc 456 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) lại mở cửa để đón khách. Tiền thân của chợ chính là Lư trà quán nổi tiếng khắp Hà Thành một thời. Ngay từ 8h sáng, phiên chợ đã đông nghịt người bán, người mua và khách tham quan. Điều đặc biệt ở phiên chợ này, đó là người bán không phải trả phí chợ và người mua cũng không mất phí thăm quan. 
Anh Kiều Quốc Khánh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội), "chủ chợ" phiên chợ đồ xưa cho biết, phiên chợ được mở ra không khác một diễn đàn, quy tụ dân ham mê đồ cổ về đây thảo luận, thẩm định chất lượng của các món đồ. Ban đầu, chợ được họp 2 tuần một lần, nhưng do khách ngày càng đông nên chuyển qua họp mỗi tuần một lần. Đa phần, các món đồ ở đây đều có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng.
 Anh Kiều Quốc Khánh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội), "chủ chợ" phiên chợ đồ xưa cho biết, phiên chợ được mở ra không khác một diễn đàn, quy tụ dân ham mê đồ cổ về đây thảo luận, thẩm định chất lượng của các món đồ. Ban đầu, chợ được họp 2 tuần một lần, nhưng do khách ngày càng đông nên chuyển qua họp mỗi tuần một lần. Đa phần, các món đồ ở đây đều có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng. 
Chợ bắt đầu họp từ ngày 8/6, chủ yếu bán các loại đồ dùng cũ, đồ cổ, đồ xưa từ bát sành, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ, điện thoại để bàn, bàn là, mâm đồng, kính mắt... đến các loại tiền mệnh giá cũ của Việt Nam, các loại sách, tranh ảnh cũ hay cặp lồng cơm, bát nhôm...
 Chợ bắt đầu họp từ ngày 8/6, chủ yếu bán các loại đồ dùng cũ, đồ cổ, đồ xưa từ bát sành, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ, điện thoại để bàn, bàn là, mâm đồng, kính mắt... đến các loại tiền mệnh giá cũ của Việt Nam, các loại sách, tranh ảnh cũ hay cặp lồng cơm, bát nhôm...
Chợ có khoảng trên 20 gian hàng, mỗi gian hàng chỉ gói gọn trên một chiếc bàn hơn 1m2. Những gian hàng không có bàn thì trải nilon ngay dưới sân để bày các món đồ. Các gian hàng thường không bán theo một chủ đề nhất định mà người bán sưu tầm được món đồ gì thì bán món đồ đó. Người mua thì tỉ mẩn tìm kiếm, ngắm nghía từng món hàng trước khi lựa chọn cho mình một món hàng ưng ý.
Chợ có khoảng trên 20 gian hàng, mỗi gian hàng chỉ gói gọn trên một chiếc bàn hơn 1m2. Những gian hàng không có bàn thì trải nilon ngay dưới sân để bày các món đồ. Các gian hàng thường không bán theo một chủ đề nhất định mà người bán sưu tầm được món đồ gì thì bán món đồ đó. Người mua thì tỉ mẩn tìm kiếm, ngắm nghía từng món hàng trước khi lựa chọn cho mình một món hàng ưng ý.  
Một gian hàng được bày ngay ngắn và đẹp mắt trên nilon, chủ yếu bán các loại đèn dầu cổ. Những người bán hàng ở đây luôn trả lời tận tình, giới thiệu chi tiết nguồn gốc xuất xứ và tuổi thọ của các món đồ nên dường như giữa người bán và người mua không hề phật lòng.
Một gian hàng được bày ngay ngắn và đẹp mắt trên nilon, chủ yếu bán các loại đèn dầu cổ. Những người bán hàng ở đây luôn trả lời tận tình, giới thiệu chi tiết nguồn gốc xuất xứ và tuổi thọ của các món đồ nên dường như giữa người bán và người mua không hề phật lòng.  
Khách đến chợ thuộc các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau nhưng điều dễ nhận thấy cả người bán và người mua đến chợ tham quan, tìm hiểu, mua bán chủ yếu là nam giới. Bởi lẽ, niềm yêu thích săn lùng, sưu tầm đồ cổ, đồ cũ trước nay luôn được mặc định là dành cho đấng mày râu. Cũng có những bạn trẻ đến đây để thăm quan và mua sắm vì trí tò mò và niềm yêu thích với đồ cổ.
Khách đến chợ thuộc các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau nhưng điều dễ nhận thấy cả người bán và người mua đến chợ tham quan, tìm hiểu, mua bán chủ yếu là nam giới. Bởi lẽ, niềm yêu thích săn lùng, sưu tầm đồ cổ, đồ cũ trước nay luôn được mặc định là dành cho đấng mày râu. Cũng có những bạn trẻ đến đây để thăm quan và mua sắm vì trí tò mò và niềm yêu thích với đồ cổ.  
Hầu hết các món đồ tại phiên chợ đều có tuổi từ vài chục vào hàng trăm năm. Các món đồ được giới chơi đồ cổ săn lùng từ nhiều vùng, nhiều nguồn khác nhau. Trong ảnh là chiếc chuông đồng mà người bán hàng giới thiệu là có tuổi thọ khoảng 50 năm.
 Hầu hết các món đồ tại phiên chợ đều có tuổi từ vài chục vào hàng trăm năm. Các món đồ được giới chơi đồ cổ săn lùng từ nhiều vùng, nhiều nguồn khác nhau. Trong ảnh là chiếc chuông đồng mà người bán hàng giới thiệu là có tuổi thọ khoảng 50 năm. 
Chú Thanh Đại, chủ một cửa hàng chuyên về gỗ lũa nghệ thuật và đá phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết, chú là khách hàng quen thuộc của phiên chợ đồ xưa. Mỗi lần đi chợ, chú đều chọn mua một vài món hàng mang về nhà trưng bày hoặc sử dụng. Lần này, chú Đại mua được 2 chiếc hộp đựng đồ trang sức bằng bạc với giá rất hời chỉ 200.000 đồng.
Chú Thanh Đại, chủ một cửa hàng chuyên về gỗ lũa nghệ thuật và đá phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết, chú là khách hàng quen thuộc của phiên chợ đồ xưa. Mỗi lần đi chợ, chú đều chọn mua một vài món hàng mang về nhà trưng bày hoặc sử dụng. Lần này, chú Đại mua được 2 chiếc hộp đựng đồ trang sức bằng bạc với giá rất hời chỉ 200.000 đồng.  
Nhiều người đến với phiên chợ đồ xưa mong muốn tìm lại những món đồ gắn bó với một thời kỳ lịch sử của dân tộc mà bản thân họ là nhân chứng sống của thời kỳ đó. Trong ảnh là một gian hàng bày bán những kỉ vật thời chiến tranh như: gi-đông, mũ cối, đầu đạn...
Nhiều người đến với phiên chợ đồ xưa mong muốn tìm lại những món đồ gắn bó với một thời kỳ lịch sử của dân tộc mà bản thân họ là nhân chứng sống của thời kỳ đó. Trong ảnh là một gian hàng bày bán những kỉ vật thời chiến tranh như: gi-đông, mũ cối, đầu đạn... 
Chiếc máy đánh chữ cổ thu hút sự chú ý của nhiều người.
 Chiếc máy đánh chữ cổ thu hút sự chú ý của nhiều người.
Những món đồ lưu niệm "độc" chỉ có ở phiên chợ đồ xưa.
 Những món đồ lưu niệm "độc" chỉ có ở phiên chợ đồ xưa.
Sau hơn 3 tháng khai trương, phiên chợ đồ xưa ngày càng được nhiều người biết đến. Đây trở thành địa điểm để những người yêu thích đồ cổ đến giao lưu, trao đổi, mua bán, chia sẻ kinh nghiệm.
 Sau hơn 3 tháng khai trương, phiên chợ đồ xưa ngày càng được nhiều người biết đến. Đây trở thành địa điểm để những người yêu thích đồ cổ đến giao lưu, trao đổi, mua bán, chia sẻ kinh nghiệm.

Xã hội đen vây "yểm trợ" Nam Cường khánh thành dự án

Người dân khu đô thị Dương Nội khiếp đảm khi hàng trăm đối tượng đầu gấu "bảo kê" trong buổi Lễ khánh thành dự án do Tập đoàn Nam Cường tổ chức.

Xã hội đen vây "yểm trợ" Nam Cường khánh thành dự án
Từ 6 giờ sáng, trước lễ khánh thành, có rất nhiều tốp người lạ mặt lởn vởn trước cổng khu đô thị Dương Nội.
 Từ 6 giờ sáng, trước lễ khánh thành, có rất nhiều tốp người lạ mặt lởn vởn trước cổng khu đô thị Dương Nội.

Tin mới