Dự án Vusta: Tăng cường hệ thống cộng đồng ứng phó bền vững dịch HIV/AIDS

Dự án Vusta – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS củng cố và tăng cường các hệ thống cộng đồng để ứng phó linh hoạt và bền vững đối với dịch HIV/AIDS, đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Củng cố, tăng cường hệ thống cộng đồng ứng phó dịch HIV/AIDS
Năm 2022, toàn dự án Vusta duy trì 81 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) với 778 tiếp cận viên (TCV) hoạt động trên địa bàn 15 tỉnh/thành.
Trong kết cấu ngân sách của Dự án HIV/AIDS không có chi phí cho hoạt động đào tạo tập huấn. Các đơn vị thực hiện dự án thường kết hợp với các chuyến giám sát để thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, cầm tay chỉ việc cho các nhóm thực hiện hoặc các tiếp cận viên mới trong năm hoặc phối hợp trong cử TCV tham gia các khóa học về can thiệp giảm hại, tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng, điều trị dự phòng trước phơi nghiễm (PrEP) do CDC các tỉnh/thành tổ chức.
Trong mô hình CHEER/RDS, các tổ chức thực hiện dự án cũng lồng ghép các chương trình tập huấn mỗi khi bắt đầu điểm triển khai mới để hỗ trợ TCV nâng cao kiến thức, năng lực thực hiện quy trình mới, đồng thời tăng cường kỹ năng tư vấn cho KH khi tham gia.
Năm 2022, nhờ bổ sung từ nguồn Dự án hỗ trợ giảm tác hại của COVID tới chương trình phòng chống HIV/AIDS, Dự án bổ sung được một số lớp tập huấn cho TCV. Trung tâm LIFE đã thực hiện thành công 2 lớp tập huấn cho CBO 6 tỉnh dự án tham gia với 60 học viên về chủ đề “Tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng” và “Viết đề xuất dự án”.
Du an Vusta: Tang cuong he thong cong dong ung pho ben vung dich HIV/AIDS
 
Ban Quản lý Dự án Vusta cũng thực hiện được một số buổi tập huấn trực tuyến qua Zoom và tập huấn trực tiếp (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) do các giảng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và thăm khám tư vấn thực tế từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da liễu TW và Viện Vệ sinh Dịch tễ TW cho các CBO trong cộng đồng với lượng truy cập tham gia cao.
Tháng 3/2022, Dự án thực hiện kêu gọi mạng lưới/tổ chức dựa vào cộng đồng xây dựng các đề xuất, sáng kiến với mục đích nâng cao trao quyền cho cộng đồng với tên gọi: “Hỗ trợ sáng kiến của các mạng lưới và các CBO nhằm nâng cao trao quyền cho cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: Chung tay phòng chống đại dịch kép HIV và COVID nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của cộng đồng đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của dự án VUSTA”.
Sau khi kết thúc, Ban tổ chức đã lựa chọn được 8 đề xuất xuất sắc trong tổng số 15 đề xuất gửi tới và trao các khoản tài trợ lên tới 100 triệu VNĐ/đề xuất.
Các nhóm CBO/mạng lưới thực hiện đề xuất đã phát huy được tinh thần sáng tạo và linh hoạt từ cộng đồng, có những sáng kiến mang tính đón đầu xu hướng như: Tổ chức các buổi truyền thông nhóm trẻ (16-24 tuổi) tại các trường cấp 3, đại học, cao đẳng để quảng bá về tình dục an toàn, các biện pháp phòng tránh HIV, STIs, PrEP đã phát huy được hiệu quả và được ban lãnh đạo các trường đánh giá cao về tính tổ chức cũng như thu hút được đông đảo sự tham gia của các bạn học sinh, sinh viên bởi tính hấp dẫn, sinh động.
Cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV
Cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm 3 gói dịch vụ chính: (1) Truyền thông thay đổi hành vi; (2) Cung cấp và hướng dẫn sử dụng vật phẩm y tế như bơm kim tiêm sạch, bao cao su, chất bôi trơn, nước cất (3); Chuyển gửi khách hàng (KH) đi xét nghiệm HIV; điều trị ARV; điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc (PrEP, PEP), điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs); khám và điều trị rối loạn sức khỏe tâm trí do sử dụng chất; điều trị viêm gan B, C...
Một khách hàng được tính ca tiếp cận và chăm sóc thành công là khách hàng nhận đủ 3 gói dịch vụ dự phòng nói trên từ dự án.
Du an Vusta: Tang cuong he thong cong dong ung pho ben vung dich HIV/AIDS-Hinh-2
 Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với dự án y tế để đảm bảo khách hàng nhận được đủ 3 gói dịch vụ dự phòng. Ảnh: Hoài Thanh.
So sánh với chỉ tiêu cả năm 2022, nhóm chỉ tiêu về tiếp cận và cung cấp đủ 3 gói dịch vụ dự phòng đã đạt được 107% chỉ tiêu đề ra, tương đương với 54.468 KH được tiếp cận và cung cấp đủ 3 gói dịch vụ dự phòng thành công. Trong đó, tiếp cận thành công đạt cao nhất ở nhóm tiêm chích ma túy (TCMT) với 113,6% (18.170 KH), tiếp theo tới nhóm chuyển giới nữ (CGN) đạt 106,2% (1.593 KH) và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đạt 105% (28.071 KH).
Ở nhóm chỉ số cam kết thứ 2 là số khách hàng được xét nghiệm và biết kết quả, dự án cũng vượt chỉ tiêu đề ra (104,4%), cao nhất ở nhóm tiêm chích ma túy (đạt 128% so với chỉ tiêu), tiếp theo tới nhóm phụ nữ bán dâm (125,5%), hai nhóm tiếp sau nhưng kết quả cũng đều vượt là MSM (109%) và CGN (107,7%).
Trong số 55.403 KH được tiếp cận, 49.357 KH được xét nghiệm HIV, đạt 89,1%. Trong đó, phát hiện được 1.186 KH dương tính mới là 2,4%, tỷ lệ phát hiện dương tính cao nhất ở nhóm MSM là 3,1%, tiếp theo là nhóm chuyển giới nữ (CGN) (2,6%), 2 nhóm có tỷ lệ phát hiện dương tính mới thấp hơn là phụ nữ bán dâm (PNBD) là 1,6% và nhóm tiêm chích ma túy (TCMT) là 1,6%. Số khách hàng được chuyển gửi thành công vào đăng ký và điều trị là 1.163 người, đạt 98,1%.
Hoạt động chuyển gửi PrEP cũng được coi là hoạt động trọng tâm của dự án, năm 2022 nhiều CBO đã có những sáng kiến tổ chức tư vấn và chuyển gửi PrEP thành công và cũng được Dự án lồng ghép giới thiệu cho cộng đồng trong các buổi tập huấn trực tuyến nhằm thúc đẩy nhân rộng mô hình: Mô hình PrEP lưu động tại Thái Bình, tư vấn và chuyển gửi khách hàng vào PrEP gắn kèm với mô hình One-Stop-Shop (1 điểm đến, đa dịch vụ) tại các tỉnh phía Nam, hoặc mô hình phòng khám tư nhân kết hợp điều trị PrEP ngoài giờ hành chính đã phát huy được thế mạnh và thu hút được nhiều khách hàng tham gia chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm vì thuận tiện về thời gian và thân thiện với khách hàng.
Cũng trong năm 2022, 81 CBO với 778 tiếp cận viên đã phát 6.190.203 bao cao su (96% kế hoạch năm), 5.697.036 bơm kim tiêm (108%), 2.925.117 gói chất bôi trơn (77%) và thu gom 2.114.415 bơm kim tiêm đã qua sử dụng (37,1% số phát ra).

Chuyển gửi 13.958 khách hàng đi khám và điều trị STI, 4.670 người điều trị PrEP, 2.196 người điều trị Methadone và 4.103 người đi các dịch vụ khác như khám viêm gan virus B/C, lao, sức khỏe tâm thần và mua bảo hiểm y tế.

Dự án Vusta được Quỹ Toàn cầu xếp hạng A-2 cho kết quả 6 tháng đầu năm năm 2022, trong đó triển khai hoạt động xếp hạng A - Xuất sắc và giải ngân xếp hạng 2 – Tốt. Toàn năm 2021, dự án xếp hạng A-3, trong đó triển khai hoạt động đạt Xuất sắc và giải ngân hạng 3 - Khá.

VUSTA tiếp tục được lựa chọn là đơn vị nhận tài trợ chính của Quỹ Toàn cầu cho giai đoạn 2024-2026.

Điều cần biết về phòng ngừa COVID-19 ở bệnh nhân HIV

Theo khuyến cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), người nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khỏi bị mắc COVID-19 tương tự như dân số nói chung.

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên, tấn công hệ miễn dịch làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ hội.

Virus giống HIV, nguy cơ lây sang người nguy hiểm sao?

Sự xuất hiện của simian arteriviruses, một loại virus có điểm tương đồng với HIV, khiến giới khoa học lo ngại khi nó có nguy cơ lây sang người.

Virus giống HIV xâm nhập tế bào người trong phòng thí nghiệm
Đầu tháng 10/2022, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Colorado Boulder cảnh báo về một loại virus ít được biết đến nhưng có những điểm tương đồng với virus HIV, đang "sẵn sàng lây lan sang con người".

Tin mới