Dự báo 3 ngành nghề có nhu cầu tăng việc làm ngay sau Tết

Ngành nghề sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện... dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng lao động ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Cả nước có 52,5 triệu người tham gia lực lượng lao động, trong đó khoảng 51,5 triệu người có việc làm; khoảng 1,06 triệu người thất nghiệp, giảm 160.000 người so với quý III/2023.
Thông tin trên được nêu trong bản tin thị trường lao động Việt Nam quý IV/2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.
Thu nhập bình quân của người lao động là 7,3 triệu đồng/tháng, tăng 180.000 đồng so với quý trước.
Bên cạnh đó, những ngành có biến động việc làm là công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 75.000 người; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 57.000 người; hoạt động dịch vụ khác tăng 39.000 người; giáo dục và đào tạo tăng 27.000 người; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 18.000 người.
Du bao 3 nganh nghe co nhu cau tang viec lam ngay sau Tet
Nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ dịp Tết Nguyên đán 2024 khá cao (Ảnh minh họa: CTV). 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, triển vọng thị trường lao động quý I của năm 2024 là 51,7 triệu người có việc làm, tăng 217.000 người so với quý trước.
Dự báo 3 ngành nghề có nhu cầu tăng việc làm là sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 1,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 1,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,6%.
Những ngành nghề có thể giảm việc làm là in, sao chép bản ghi các loại, giảm 13%; hoạt động xây dựng chuyên dụng giảm 5,4% và sản xuất thiết bị điện, giảm 3,2%.
Bên cạnh đó, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong quý I/2024, TPHCM cần khoảng 77.500-86.000 chỗ làm việc.
Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 72,63%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27,23%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,14%.
Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 72,63%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27,23%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,14%.
Du bao 3 nganh nghe co nhu cau tang viec lam ngay sau Tet-Hinh-2
Người lao động tìm kiếm việc làm tại Hà Nội (Ảnh: Hoa Lê). 
Về trình độ chuyên môn, nhu cầu nhân lực qua đào tạo cần 68.604-76.128 chỗ làm việc, chiếm 88,52%; trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 22,08%, cao đẳng chiếm tỷ lệ 21,19%, trung cấp chiếm tỷ lệ 25,84%, sơ cấp chiếm tỷ lệ 19,41%.
Tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, năm 2024, thị trường lao động trên đà hồi phục dưới sự quan tâm với nhiều chính sách từ Chính phủ.
Quý I, có thể nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội sẽ vào khoảng 30.000-40.000 người và có thể lên đến 100.000 người. Đây là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động khởi sắc. Các doanh nghiệp đang tích cực tham gia tuyển dụng

Doanh nghiệp chiêu trò sa thải lao động để... né thưởng tết

Cận tết không ít doanh nghiệp dùng chiêu trò cho thôi việc vì làm ăn thua lỗ để né hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng tiền thưởng tết.

“Bỗng dưng” thất nghiệp

Doanh nghiệp cho nhân viên vay tiền mua nhà

Bên cạnh việc duy trì thưởng Tết và lương tháng 13 cho nhân viên, có doanh nghiệp còn trích ngân sách cho nhân viên vay tiền mua nhà dịp cuối năm.

Chia sẻ với Zing, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group - cho biết vừa cho 2 nhân viên vay tiền mua nhà trong bữa tiệc tất niên công ty vừa qua. Mỗi nhân viên được vay 1 tỷ đồng trong vòng 10 năm không tính lãi suất. Trong đó, từ năm thứ 6 trở đi, nhân viên bắt đầu trả tiền, cấn trừ trực tiếp từ lương hàng tháng.

"Chúng tôi tính toán 1 tỷ đồng là đủ để các bạn đặt cọc cho một căn chung cư ở TP.HCM. Đây sẽ là món quà ý nghĩa sau một năm các bạn nỗ lực cùng công ty", ông Phan Minh Thông chia sẻ.

Tin mới