Dự đoán kết quả tuần dương hạm Moscow tấn công nhóm TSB Mỹ

(Kiến Thức) - Tuần dương hạm Moscow với kho vũ khí khổng lồ của mình sẽ làm được gì trước nhóm tàu sân bay hùng hậu của Mỹ.

“Nếu xảy ra một cuộc đụng độ giữa tuần dương hạm Moscow thuộc lớp Slava của Nga với một tàu tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ thì chiến thắng nhiều khả năng sẽ thuộc về người Nga", Theo một bài phân tích của chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov được Navy Recognition đăng tải cho biết.
Và bài phân tích này được xây dựng dựa trên việc so sánh các thông số kỹ thuật, hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến của cả hai lớp tàu tuần dương này trên biển do Sivkov tổng hợp.
Tuần dương hạm Moscow: pháo đài trên biển của Hải quân Nga
Đề án xây dựng các tàu tuần dương hạm lớp Slava thuộc Project 1164 “Atlant” được Hải quân Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh và cho tới nay chỉ còn duy nhất tuần dương hạm Moscow thuộc đề án này là còn hoạt động trong Hải quân Nga.
Tuần dương hạm Moscow có lượng giãn nước tối đa 12.490 tấn, dài 186,4. và có thủy thủ đoàn 480 người, phạm vi tác chiến hiệu quả của nó lên đến 19.000km với tốc độ di chuyển tối đa 32 hải lý/giờ. Sau lần đại tu và hiện đại hóa vào năm 2009, thời gian phục vụ của tàu Moscow trong Hải quân Nga được kéo dài đến tận năm 2020, bên cạnh đó một tàu tuần dương khác cùng lớp Slava với Moscow là Marshal Ustinov cũng đang được Hải quân Nga sửa chữa lại.
Du doan ket qua tuan duong ham Moscow tan cong nhom TSB My
Tuần dương hạm Moscow - Soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga.
Hệ thống vũ khí chính trên Moscow gồm 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-1000 Vulkan hoặc P-500 Bazalt với tầm bắn tối đa lên đến 700km, trong khi đó hệ thống phòng không trên hạm của tàu tuần dương này lại tổ hợp tên lửa S-300F Fort với 64 đạn cùng với tên lửa tầm thấp Osa-MA và pháo CIWS AK-630. Tàu Moscow cũng được trang bị vũ khí chống ngầm với các ống phóng ngư lôi 533mm và tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000.
Chưa dừng ở lại đó các tàu tuần dương thuộc lớp Slava còn được trang bị hải pháo hai nòng AK-130 130mm, hệ thống tác chiến điện tử.
Theo các nhà phân tích Phương Tây, để có thể đánh chìm hoặc làm hư hỏng hoàn toàn tàu Moscow Hải quân Mỹ phải cần tới từ 4-6 tên lửa chống hạm Harpoon hoặc từ 2-3 tên lửa hành trình Tomahawk, tất nhiên các tên lửa này đều phải bắn trúng mục tiêu.
Ticonderoga - nền tảng tạo nên sức mạnh Hải quân Mỹ
Đại diện của Hải quân Mỹ khi đối đầu với tàu tuần dương hạm Moscow là tàu tuần dương USS Port Royal (CG-73) thuộc lớp Ticonderoga, nó có lượng giãn nước thấp hơn so với tàu Moscow chỉ khoảng 9.800 tấn với chiều dài 172.8m cùng thủy thỷ đoàn 387 người. USS Port Royal có tốc độ di chuyển tối đa 32 hải lý/giờ và có tầm hoạt động 11.000km, nó cũng vừa mới trải qua chương trình hiện đại hóa tương tự như tàu Moscow.
Mỗi tàu tuần dương thuộc lớp Ticonderoga được trang bị 2 hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 có thể mang theo 122 ống phóng tên lửa các loại. Trong đó có 24-26 tên lửa hành trình Tomahawk, 16 tên lửa chống ngầm ASROC và 80 tên lửa phòng không trên hạm RIM-67 và RIM-161. Ngoài ra chúng còn có thể mang theo 16 tên lửa chống hạm Harpoon được tích hợp với hệ thống chiến đấu Aegis.
Du doan ket qua tuan duong ham Moscow tan cong nhom TSB My-Hinh-2
Trong ảnh là tàu tuần dương USS Port Royal - một trong các tàu tuần dương thuộc lớp Ticonderoga. 
Hệ thống vũ khí cận chiến của USS Port Royal gồm hai hải pháo Mk 45 127mm, 2 hệ thống ống phóng ngư lôi Mk 32, hai pháo tự động Mk 38 25mm, 2 hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS Block 1B và cuối cùng là 2 trực thăng hải quân SH-60B.
Với kích thước của tàu USS Port Royal, tuần dương hạm Moscow cần tới từ 1-3 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt mới có thể đánh chìm hoặc vô hiệu hóa tuần dương hạm của Mỹ. Trong khi đó con số này đối với một tàu sân bay lại là từ 3-7 tên lửa.
Tham chiến
Cách tốt nhất để tuần dương hạm Moscow có thể tấn công phủ đầu nhóm tàu sân bay của Mỹ là di chuyển đến đủ gần để triển khai các tên lửa chống hạm xa của mình. Trong một tình huống như vậy tàu Moscow chắc chắn phải tấn công ít nhất 1 tàu sân bay cùng từ 3-4 tàu chiến bảo vệ bảo vệ biên đội tàu sân bay này. Không dừng ở lại đó 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-1000 Vulkan hoặc P-500 Bazalt của tàu Moscow còn phải đối mặt với hệ thống tên lửa phòng không trên hạm, các máy bay chiến đấu và hệ thống tác chiến điện tử của nhóm tàu sân bay mà nó tấn công.
Sẽ có đến hai tên lửa chống hạm từ tàu Moscow bị bắn hạ bởi các máy bay chiến đấu, trong khi đó hệ thống tên lửa phòng không trên hạm từ nhóm tàu sân bay sẽ loại bỏ thêm ít nhất từ 8-12 tên lửa. Còn hệ thống tác chiến điện tử sẽ làm giảm khả năng bắn trúng mục tiêu của các tên lửa này xuống còn 50%-60%, do đó sẽ chỉ còn từ 2-3 tên lửa bắn trúng các mục tiêu giá trị nhất.
Trong một cuộc giao tranh, cơ hội để tàu tuần dương Moscow có thể hạ gục một tàu sân bay của Mỹ là cực kỳ thấp nhưng không phải là không có khả năng xảy ra. Nhưng có một điều chắc chắn rằng biên đội tàu hộ vệ và phi đội máy bay chiến đấu tuần tra của nhóm tàu sân bay Mỹ sẽ không dễ dàng để tàu Moscow đến gần nhóm tàu sân bay này.
Du doan ket qua tuan duong ham Moscow tan cong nhom TSB My-Hinh-3
 Hình ảnh tên lửa chống hạm tầm xa P-1000 Vulkan được triển khai từ một tàu tuần dương lớp Slava của Hải quân Nga vào năm 1994.
Tuy nhiên đó là với một nhóm tàu sân bay, còn đối với một biên đội tàu tuần dương hoặc tàu khu trục thì mọi chuyện lại khác. Theo đó tàu Moscow có lợi thế hơn hẳn khi tấn công một biên đội tàu chiến thông thường của Mỹ với đội hình từ 2-3 tàu chiến và lợi thế này xuất phát từ các tên lửa chống hạm tầm xa mà nó mang theo. Với 16 tên lửa chống hạm tàu Moscow hoàn toàn có thể đánh chìm hoặc loại khỏi vòng chiến từ 3-4 tàu khu trục của Mỹ. Hệ thống phòng không trên hạm của tàu Moscow cũng đủ khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình lẫn chống hạm của biên đội tàu Mỹ, theo một số phân tích con số này có thể lên đến 16 tên lửa hành trình Tomahawk.
Với các tên lửa chống hạm tầm xa Vulkan có tầm bắn hiệu quả lên đến 650km tàu Moscow có thể bắn hạ từ 2-3 mục tiêu trước khi đối phương phát hiện ra nó. Dù được trang bị hệ thống vũ khí chống ngầm gồm ngư lôi, rocket chống ngầm, trực thăng chống ngầm nhưng theo các chuyên gia phân tích quân sự khả năng tác chiến chống ngầm trên tàu Moscow gần như chỉ mang tính hình thức và không thực sự mạnh.
Còn đối với tàu USS Port Royal kho vũ khí nó có thể mang theo đủ khả năng đánh chìm từ 3-4 tàu chiến của Nga cùng với đó là khả năng chống ngầm vượt trội của các tàu tuần dương lớp Ticonderoga. Tùy thuộc vào các mục tiêu khác nhau tàu USS Port Royal có thể linh động sử dụng các loại tên lửa mà nó được trang bị, ngoài khả năng hải chiến nó còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách lên đến 1.000km bằng các tên lửa hành trình Tomahawk.
Du doan ket qua tuan duong ham Moscow tan cong nhom TSB My-Hinh-4
 Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ tàu tuần dương USS Shiloh thuộc Hải quân Mỹ.
Trong một cuộc chạm trán 1:1 giữa tàu Moscow và tàu USS Port Royal, đại diện của Hải quân Nga sẽ nhỉnh hơn nhờ lợi thế về hệ thống vũ khí tầm xa, do đó xác suất tàu USS Port Royal bị đánh chìm cũng cao hơn. Tuy nhiên nếu cả hai tàu đều nằm trong phạm vi tác chiến hiệu quả của nhau thì cơ hội dành chiến thắng được chia đều cho cả hai. Nhưng trên thực tế điều này khó có thể xảy ra, vì để làm được điều này tàu USS Port Royal phải tiếp cận được tàu Moscow cách đó hàng trăm km. Và phải di chuyển mất nhiều giờ đồng hồ trong lúc đó thì nó đã nằm trong tầm ngắm của các tên lửa chống hạm của Nga.
Kết luận
Bài phân tích trên được xây dựng không chỉ dựa trên các thông số kỹ thuật của cả hai tàu tuần dương hạm lớn nhất thế giới mà còn dựa trên các đánh giá thu được sau các đợt tập trận có sự tham gia của các tàu chiến này. Theo đó tàu tuần dương hạm Moscow phù hợp hơn cho một cuộc chiến tranh tổng lực trên biển hơn là một cuộc chiến cục bộ và tàu USS Port Royal cũng tương tự như vậy nhưng với các chỉ số tác chiến hiệu quả gấp đôi so với tàu Moscow.
Lý do của việc này là các tàu tuần dương lớp Slava thuộc Project 1164 “Atlant” của Liên Xô trước đây được thiết kế để có thể tự đương đầu với lực lượng tàu chiến đông đảo hơn của đối phương và mục tiêu chính của nó là nhóm tàu sân bay của Mỹ. Trong khi các tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ lại được thiết kế đa nhiệm phù hợp với tác chiến với một nhóm tàu hoặc biên đội tàu thay vì hoạt động độc lập.

Một ngày trên tàu chiến Nga canh chừng bờ biển Syria

(Kiến Thức) - Các tàu chiến Nga vẫn ngày đêm thường trực ngoài bờ biển Syria đảm bảo cho các lực lượng trong đất liền tác chiến chống khủng bố IS.

Mot ngay tren tau chien Nga canh chung bo bien Syria
Trang quân sự Arms-Expo vừa cho đăng tải phóng sự ảnh ghi lại một ngày hoạt động trên tàu chiến Nga tại vùng Biển Địa Trung Hải. 

Choáng ngợp cảnh tàu chiến Mỹ dàn trận trên biển

(Kiến Thức) - Hàng chục tàu chiến Mỹ gồm các loại tàu khu trục, tuần dương bao quanh bảo vệ cho tàu sân bay tạo nên cảnh tượng hùng vĩ, một sức mạnh vô song.

Choang ngop canh tau chien My dan tran tren bien
Thường là khi mở đầu hay kết thúc các cuộc tập trận, tàu chiến Mỹ thường xuyên tiến hành "diễu binh" phô diễn sức mạnh vô địch trên các đại dương. Đội hình này thường là sự hợp thành của các nhóm tàu sân bay chiến đấu hoặc một nhóm cùng các tàu đồng mình.

Tin mới