Du khách Trung Quốc mặc áo khoác che giấu 'bản đồ lưỡi bò' khi nhập cảnh

Chiều 14/5, trung tá Nguyễn Xuân Diễm - phó trưởng Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) - đã thông tin về hành vi che giấu áo in hình “bản đồ lưỡi bò” của du khách Trung Quốc ở sân bay này.

Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo hình "bản đồ lưỡi bò" khi nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh khuya 13-5 - Ảnh: Facebook / Tuổi Trẻ đã gạch chéo phần hình ảnh đường "lười bò"
 Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo hình "bản đồ lưỡi bò" khi nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh khuya 13-5 - Ảnh: Facebook / Tuổi Trẻ đã gạch chéo phần hình ảnh đường "lười bò"
Theo trung tá Diễm, số du khách Trung Quốc mặc áo hình "bản đồ lưỡi bò" khi nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh vào khuya 13/5, đi chung trong một đoàn có khoảng chục người.
Đoàn du khách này bay trực tiếp từ Trung Quốc đến thẳng sân bay quốc tế Cam Ranh. Về thủ tục nhập cảnh, tất cả giấy tờ đều hợp lệ nên đã được giải quyết nhập cảnh.
Tuy nhiên, theo trung tá Diễm, lúc làm thủ tục, qua cửa kiểm soát, số du khách Trung Quốc được nêu đều mặc áo khoác bên ngoài nhằm che giấu áo thun họ mặc bên trong từng người có in hình "bản đồ lưỡi bò".
Cũng theo ông Diễm, khi đi qua cửa kiểm soát làm thủ tục, vào được bên trong sân bay Cam Ranh, những du khách Trung Quốc mặc áo có hình "bản đồ lưỡi bò" mới cởi áo khoác bên ngoài quàng xuống thắt lưng, để lộ ra áo thun họ đang mặc có hình "bản đồ lưỡi bò".
Lúc này, các lực lượng chức năng mới phát hiện, ngăn chặn, xử lý.
Theo ông Diễm, hiện công an cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh đang cùng Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục xử lý tiếp với những sai phạm trong vụ việc đã nêu.

Học sinh Trung Quốc bị "nhồi nhét đường lưỡi bò"

Luận điệu phi lý của TQ về vấn đề Biển Đông được hệ thống hóa trong chương trình giáo dục trung học và giáo trình dành cho sinh viên nước ngoài học tập tại nước này.

Giáo trình Khái quát Trung Quốc đương đại dành cho sinh viên cao học Trung Quốc và sinh viên cao học nước ngoài ghi rõ cực nam Trung Quốc nằm ở bãi đá ngầm Tăng Mẫu.

Đăng ký di sản ở Hoàng Sa: Trung Quốc vẽ tiếp mưu đồ gì?

(Kiến Thức) - "Việc TQ đăng ký "Con đường tơ lụa" với UNESCO là nhằm ngụy tạo cơ sở pháp lý về chủ quyền để... độc chiếm Biển Đông", TS Nguyễn Nhã nói.

Bất chấp vi phạm luật pháp quốc tế, bất chấp bị Việt Nam và các nước trên thế giới cực lực lên tiếng phản đối, Trung Quốc vẫn cố chấp duy trì việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Song song với việc đó, Trung Quốc còn đưa một số giàn khoan hạ đặt tại Biển Đông và liên tục có các hoạt động gây hấn cũng như các luận điệu xuyên tạc lịch sử nhằm thực hiện âm mưu bá quyền Biển Đông theo đường lưỡi bò mà nước này đã vẽ ra trước đó. Mới đây, Trung Quốc còn trắng trợn tìm cách đăng ký Con đường tơ lụa hàng hải với Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) với cớ là bảo vệ các địa điểm khảo cổ ở biển Đông để khai quật trong thời gian tới trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa.
 Các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Tin mới