Dự kiến chi hơn 2.200 tỷ đồng nối ray tuyến đường sắt Việt - Trung

Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) có điểm đầu tại ga Lào Cai, trên tuyến đường sắt khổ 1.000mm hiện có của đường sắt

Ban Quản lý dự án đường sắt vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc.
Du kien chi hon 2.200 ty dong noi ray tuyen duong sat Viet - Trung
Dự kiến hơn 2.200 tỷ làm dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc. (Ảnh minh họa) 

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối Côn Minh (Trung Quốc) với Hải Phòng (Việt Nam), đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên - Trung Quốc với các tỉnh miền Bắc Việt Nam đến cảng biển Hải Phòng.

Tuy vậy, đường sắt Trung Quốc đã chuyển đổi sang khổ đường 1.435mm từ năm 2014. Điểm cuối của mạng đường khổ này là ga mới Hà Khẩu Bắc, chỉ còn vài tuyến ngắn khu vực biên giới có đấu nối khổ 1.000mm. Do đó, tàu Việt Nam từ ga Lào Cai sang Trung Quốc chỉ đến được các ga Hà Khẩu, Sơn Yêu và Hà Khẩu Bắc.
Tại ga Hà Khẩu Bắc, hàng hóa sẽ phải chuyển tải, sang toa mới đi tiếp được vào mạng đường sắt Trung Quốc. Còn ngược lại, tàu Trung Quốc cũng không thể sang được Việt Nam để xếp hàng và quay trở lại đi trên mạng đường sắt Trung Quốc.
"Khó khăn về kĩ thuật này phát sinh chi phí sang toa, chuyển tải hàng hóa từ tàu Việt Nam (khổ 1.000mm) sang tàu Trung Quốc (khổ 1.435mm)", Ban Quản lý dự án đường sắt nhấn mạnh.
Theo đề xuất của Ban quản lý dự án đường sắt, dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc bao gồm cải tạo khoảng 3km đường ga Lào Cai hiện tại thành đường khổ lồng 1.435mm và 1.000mm; xây dựng đường xếp dỡ, kho bãi hàng đạt công suất 5 triệu tấn/năm.
Dự án cũng sẽ nâng cấp cải tạo khoảng 200m tuyến đường hiện có thành đường lồng 1.435mm và 1.000mm từ ga Lào Cai đến điểm đầu cải tuyến mới; xây dựng mới 2.850m tuyến đường lồng 1.435mm và 1.000mm, từ đầu bắc ga Lào Cai đến điểm giữa cầu Hồ Kiều mới (điểm dự kiến kết nối).
Dự án cũng dự kiến sẽ xây dựng mới 1.700m hầm đường sắt khổ lồng 1.435mm và 1.000mm. Đối với phần cầu, dự án sẽ xây dựng mới khoảng 180m cầu, gồm: cầu Hồ Kiều mới phía Việt Nam vượt sông Nậm Thi dài khoảng 50m (toàn bộ cầu dài 100m) và khoảng 130m cầu vượt Quốc lộ 70.
Tổng mức đầu tư dự kiến là 2.206 tỷ đồng từ vốn ngân sách giai đoạn 2021-2025. Thời gian thực hiện dự án sẽ từ năm 2022 đến năm 2025.

Hình độc về đường sắt Sài Gòn hơn 100 năm trước

(Kiến Thức) - Sự phát triển của mạng lưới đường sắt và hệ thống cột điện báo đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo giao thông và thông tin liên lạc ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Cùng khám phá điều này qua loạt ảnh tư liệu hiếm về đường sắt Sài Gòn năm 1904.

Hinh doc ve duong sat Sai Gon hon 100 nam truoc
 Đoạn đường sắt chạy bên bờ sông của truyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, Sài Gòn năm 1904. Ảnh: Aavh.org.

Ảnh không thể quên về tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt xưa

(Kiến Thức) - Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt (Tháp Chàm - Đà Lạt) là tuyến đường sắt nổi tiếng ở Việt Nam thời thuộc địa, với những đoạn đường sắt răng cưa chuyên dùng để vượt đèo. Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về tuyến đường sắt này.

Anh khong the quen ve tuyen duong sat rang cua Da Lat xua
Một đoạn đường mới hoàn thành trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt, trước năm 1928. Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1898, tuyến đường sắt được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer.

Tin mới